BOLLINGER BANDS KIẾN THỨC CƠ BẢN

Góc tài chính chúng tôi tiếp tục giới thiệu với các bạn một chỉ báo mà bất kể dân tài chính nào cũng phải được nghe qua và tìm hiểu, Bollinger Bands. Đây không chỉ là 1 trong những công cụ hữu ích phân tích biến động giá mà chúng còn vô cùng hữu ích khi thị trường đi ngang. Vào thời điểm “làm khó” rất nhiều chỉ báo khác như Stochastics, MACD, RSI,… thì Bollinger Bands sẽ phát huy hiệu quả của mình.

Bollinger Band là gì?

Bollinger Bands  là một công cụ phân tích kỹ thuật xác định bỏi đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average – SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới. Dải Bollinger Bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng trong các giai đoạn thị tường biến động. Đồng thời thu hẹp trong các giai đoạn thị trường ít biến động hơn. Bollinger bands được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng tên là John Bollinger.

Ý nghĩa của dải Bollinger Bands

Dải Bollinger bands siết chặt (thu hẹp): Việc siết chặt là khái niệm quan trọng của Bollinger bands, xảy ra khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới với đường SMA được thu hẹp.  Đây là dấu hiệu cho biết giá sẽ biến động mạnh trong tương lai và xuất hiện cơ hội giao dịch.

Bứt phá: Khoảng 90% hành động giá xảy ra giữa dải trên và dải dưới, giá vượt qua dải trên và dải lớn đều là sự kiện lớn. Sự bứt phá không cung cấp manh mối về hướng và mức độ của sự di chuyển giá trong tương lai.

Công thức tính Bollinger Bands

Cách sử dụng Bollinger Bands để giao dịch hiệu quả

Vì cấu tạo của Bollinger Bands gồm 3 dải nên công thức tính sẽ như sau:

  • Dải trên = SMA 20 ngày + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)
  • Dải giữa = SMA (20)
  • Dải dưới = SMA (20) – (Độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)

Nhìn công thức tính, có thể thấy chu kỳ 20 đã được chính ông Bollinger sử dụng nhằm tối ưu hoá cho dải Bollinger.

Sở dĩ là SMA20 bởi đây sẽ dùng để mô tả xu hướng trung hạn tương đương với khoảng thời gian giao dịch trong vòng 2 tuần.

Độ lệch chuẩn được tính bằng công thức:

Giao dịch trong kênh giá của dải Bollinger Bands

Nhà đầu tư sẽ sử dụng dải trên của Bollinger Bands là ngưỡng kháng cự và dải dưới là ngưỡng hỗ trợ. Bất cứ khi nào biến động giá chạm vào các vùng hỗ trợ và kháng cự này, giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, phương pháp giao dịch này sẽ có những điểm hạn chế nhất định:

  • Đầu tiên, phương pháp sẽ phù hợp với giai đoạn thị trường đi ngang và tích lũy với mức sinh lợi đem lại là không cao.
  • Thứ hai, khi giá có những biến động vượt khỏi dải Bollinger Band sẽ đi theo 1 xu hướng mới lúc này những tín hiệu đóng mở vị thế cũ sẽ không còn chính xác.
  • Thứ ba, khi dải Bollinger Bands mở rộng hơn . Sẽ cho thấy những biến động tăng lên vì một xu hướng đang được mở ra, bất kỳ những biến động nào của dải Bollinger Band cũ cũng trở nên thiếu hợp lý.

Giao dịch tại điểm breakout kênh giá sau chuỗi Bollinger Bands đi ngang kéo dài

Chuỗi biến động giá đi ngang sẽ làm mượt các biến động giá ngắn hạn. Các hệ thống giao dịch theo xu hướng có lợi nhất là tại các điểm đường giá. Nó tạo ra những điểm breakout khỏi cận trên và cận dưới của dải Bollinger Bands. NĐT có thể canh nhưng nhịp điều chỉnh sau các phiên breakout để mở vị thế hoặc đóng vị thế hiện tại. Một phiên breakout khỏi dải Bollinger Bands cho thấy 90% xu hướng giá trước đó thay đổi theo hướng đột phá.

Biến động giá

Xem xét các biến động giá. Biến động thấp thường cho thấy những xu hướng yếu và mô hình dễ thất bại. Biến động cao thường liên quan đến một xu hướng mạnh, lên hoặc xuống. Bằng cách theo dõi sự gia tăng biến động, nhà phân tích có manh mối cho một sự thay đổi trong xu hướng sắp diễn ra.

Quan sát các biến động giá, bất kỳ sự bứt phá nào từ một mô hình, múc hỗ trợ hoặc kháng cự, đường xu hướng hoặc đường trung bình có thể xác nhận bằng sự thay đổi biến động. Nếu biến động không đủ mạnh để phá vỡ giá, các mô hình tăng/đảo chiều hoặc các mốc kháng cự/ hỗ trợ sẽ suy yếu nhanh chóng. Do đó, biến động có thể được sử dụng để xác nhận thay đổi xu hướng, hoặc như một cảnh báo răng mọi thứ sắp thay đổi.

Lưu ý: Đầu giả (The Head Fake)

Trong cuốn sách của mình, Bollinger on Bollinger Bands, John Bollinger khuyên các trader nên cẩn thận với “đầu giả”. Điều này xảy ra khi giá phá vỡ một biên độ, sau đó đột ngột đảo chiều và di chuyển theo hướng khác, tương tự như bẫy giá.

Đầu giả tăng khi Bollinger Bands co lại và giá vượt lên trên dải trên. Tín hiệu tăng giá này không kéo dài vì giá nhanh chóng di chuyển trở lại bên dưới dải trên và tiến hành phá vỡ dải dưới. Đầu giảm giá giả bắt đầu khi dải Bollinger Bands co lại và giá phá vỡ dưới dải dưới. Tín hiệu giảm giá này không tồn tại lâu vì giá nhanh chóng di chuyển trở lại phía trên dải dưới và tiếp tục phá vỡ dải trên.

Kết hợp Bollinger Bands cùng chỉ báo khác

Bollinger Bands kết hợp RSI

Về cơ bản, RSI thuộc nhóm chỉ báo dao động, nên chúng sẽ thông báo cho trader biết các vùng quá bán (dưới 30) và quá mua (lớn hơn 70). Hay đây cũng chính là các giai đoạn hội tụ hoặc phân kỳ để xem xét vào lệnh.

Nhìn vào hình ảnh phía dưới có thể thấy RSI đã nằm dưới 30 đồng nghĩa vàng đã rơi vào trạng thái quá bán dưới 30. Đồng thời, đúng vào lúc này trên biểu đồ giá, tại khung ngày vàng cũng hình thành 1 cây nến đảo chiều Doji.

Chính vì có 2 yếu tố: quá bán & nến doji nên sau đà giảm, vàng đã tăng 360 pip!

Giao dịch Bollinger Bands kết hợp RSI theo hướng phân kỳ hoặc hội tụ

Phân kỳ và hội tụ khi xuất hiện đồng nghĩa phe áp đảo không còn hứng thú đối với việc đẩy giá lên cao (phe mua) hay đẩy giá xuống thấp nữa.

Tuy nhiên việc tạo ra phân kỳ hay hội tụ chỉ cho thấy 1 trong 2 phe không còn mặn mà. Chứ không phải cứ thấy phân kỳ hay hội tụ là giá sẽ đảo chiều. Vì thế, cần phải căn cứ thêm nhiều yếu tố khác nữa, để hạn chế rủi ro khi giao dịch forex.

Nhìn hình ảnh trên có thể thấy RSI tạo ra phân kỳ đồng thời đúng lúc này giá cũng đã chạm lên phần biên trên của dải Bollinger Bands. Chính vì thế, vàng đã giảm mạnh cũng là điều hoàn toàn lí giải được. Các bạn có thể đặt cắt lỗ nằm phía trên dải băng 1 chút.

Kết hợp Bollinger Bands cũng các mô hình nến đảo chiều

Đây là phương thức vô cùng quen thuộc với nhiều trader. Như ví dụ bên dưới, sau 1 đà tăng giá không chỉ chạm dải băng trên mà còn hình thành 2 cây doji. Vì vậy sau đó vàng đã giảm cực mạnh.

Kết hợp Bollinger Bands với mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy

Với các trader mới sẽ rất khó nhìn ra dạng mô hình 2 đỉnh, 2 đáy. Nên 1 mẹo đơn giản là bạn chuyển biểu đồ nến Nhật sang biểu đồ đường:

Bạn sẽ thấy mô hình hiển thị rất rõ nét, không còn khó xác định như biểu đồ nến Nhật, đúng không? Sau khi hình thành mô hình 2 đỉnh, giá phá vỡ qua đường Neckline đã giảm rất mạnh.

Nếu mô hình chữ M tượng trưng cho mô hình 2 đỉnh thì mô hình chữ W sẽ tượng trưng cho mô 2 đáy:

Ở ví dụ phía trên ngoài mô hình 2 đáy hay chữ W ra, giá còn nằm trên đường SMA 20. Thế nên sau khi giá phá vỡ khỏi đường neckline giá đã tăng rất mạnh.

Kết Luận 

Mặc dù mọi chiến lược đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, nhưng Bollinger Bands đã trở thành một trong những công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích. Đồng thời được sử dụng phổ biến nhất tỏng việc làm nổi bật giá của thị trường tài chính trong ngắn hạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon