Thị trường 9/1: USD chạm đáy 7 tháng, vàng và Bitcoin tăng mạnh

Thị trường 9/1: USD chạm đáy 7 tháng, vàng và Bitcoin tăng mạnh

Thị trường 9/1: USD chạm đáy 7 tháng, vàng và Bitcoin tăng mạnh

Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng so với đồng euro khi các nhà giao dịch đặt cược rằng dữ liệu kinh tế gần đây sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ tăng lãi suất. Trái lại, các tiền tệ rủi ro tăng giá do được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở lại biên giới.

Đồng euro lúc kết thúc ngày 9/1 theo giờ Việt Nam tăng 0,95% lên 1,0745 USD, mức cao nhất kể từ ngày 9/6, tiếp nối đà tăng 1,17% hôm thứ Sáu (6/1).

Đồng bảng Anh cũng tăng 0,72% lên 1,218 USD, sau khi tăng 1,5% trong phiên liền trước, trong khi Franc Thụy Sĩ tăng 1,1% lên 0,9174 đô la, mức cao nhất kể từ đầu tháng Ba.

Michael Brown, nhà phân tích thị trường của TraderX, cho biết: “Phần lớn sự di chuyển của đồng bảng Anh kể từ cuối tuần trước là do sự dẫn dắt của đồng USD, chủ yếu bởi lĩnh vực dịch vụ của Mỹ suy giảm”.

Có vẻ như xu hướng giảm giá của đồng bạc xanh xuất hiện từ quý III/2022 đang tiếp diễn sang đầu năm 2023 (USD trong ba tháng cuối năm 2022 đã ghi nhận mức giảm hàng quý lớn nhất trong vòng 12 năm). Lý do chủ yếu bởi các nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ không tăng lãi suất vượt quá 5% khi lạm phát và tăng trưởng hạ nhiệt.

Richard Flax, giám đốc đầu tư của Moneyfarm cho biết: “Fed sẽ coi những dữ liệu công bố tuần qua là tích cực – một sự khẳng định rằng việc họ tăng lãi suất đang bắt đầu có tác dụng như mong đợi – ngay cả khi thị trường lao động vẫn mạnh mẽ”.

Hai báo cáo riêng biệt vào thứ Sáu đã vẽ nên một bức tranh về một nền kinh tế đang phát triển và tạo thêm nhiều việc làm, nhưng hoạt động tổng thể đang nghiêng về vùng suy thoái, khiến các nhà giao dịch vội bán USD ra để đổi lấy một loạt các loại tiền tệ khác.

Báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ công bố hôm thứ Sáu cho thấy số việc làm mới cao hơn dự kiến, và tốc độ tăng tiền lương chậm lại – một tin đáng mừng đối với ngân hàng trung ương Mỹ.

Một báo cáo khác từ Viện Quản lý cung ứng cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của nước này tháng 12 đã giảm lần đầu tiên trong vòng 2,5 năm.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 9/1 theo giờ Việt Nam giảm 0,2% xuống 103,54. Chỉ này đã giảm 1,15% trong phiên liền trước, khi các nhà đầu tư chuyển sang các tài sản rủi ro hơn.

Thị trường tập trung vào tình hình lạm phát

Mặc dù kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất, song với dữ liệu lạm phát tiêu dùng sẽ được công bố vào cuối tuần này, triển vọng về áp lực giá cả vẫn là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư.

Greg McBride, trưởng bộ phận phân tích tài chính của Bankrate cho biết: “Kỳ vọng Chỉ số giá tiêu dùng sắp được công bố sẽ cho thấy áp lực lạm phát đang tiếp tục giảm”. “Bất cứ mảng tối nào trong bức tranh kinh tế Mỹ cũng sẽ khiến các nhà đầu tư lo lắng và khiến Fed tiếp tục thắt chặt tiền tệ”.

Trên thực tế, tăng trưởng việc làm của Mỹ vẫn mạnh mẽ, nhưng tiền lương theo giờ tăng với tốc độ chậm nhất trong vòng 16 tháng.

Fed đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng trước sau khi thực hiện 4 lần tăng 75 điểm cơ bản liên tiếp vào năm ngoái, nhưng cho biết có khả năng sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn để chế ngự lạm phát.

Các nhà đầu tư Quỹ Fed fund futures hiện đang dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 2 tới.

Các thương nhân cũng dự đoán Ngân hàng trung ương Anh (BoE) trong kỳ họp tháng 2 tới sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. BoE đã tăng lãi suất 9 lần kể từ tháng 12 năm 2021 trong nỗ lực giảm lạm phát cao nhất 4 thập kỷ, đồng thời cố gắng tránh suy thoái nghiêm trọng, mặc dù có dấu hiệu cho thấy họ có thể sớm tạm dừng tăng lãi suất.

Về những đồng tiền khác, đô la Úc tăng 1,05% lên 0,69475 USD, cao nhất kể từ ngày 30 tháng 8, trong khi đô la New Zealand tăng 0,7% lên 0,6394 USD.

Việc Trung Quốc tiếp tục dỡ bỏ phần lớn các quy tắc nghiêm ngặt chống COVID-19, nhất là việc mở cửa lại biên giới, đã hỗ trợ tích cực cho những tiền tệ có độ rủi ro cao.

Sự lạc quan về việc nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi nhanh chóng và nhu cầu mua nhân dân tệ theo mùa vụ đã đẩy đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế twang lên mức cao nhất trong 5 tháng so với USD.

Trên thị trường nội địa, nhân dân tệ kết thúc phiên 9/1 ở mức 6,7712 CNY/USD, tăng 523 pip hay 0,77% so với mức đóng cửa phiên trước. Đây là mức đóng cửa cao nhất của đồng nhân dân tệ kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Trên thị trường tiền điện tử, đồng Bitcoin tăng mạnh, vượt ngưỡng 17.000 USD lần đầu tiên kể từ 16/12/2022, do thị trường kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.

Thị trường 9/1: USD chạm đáy 7 tháng, vàng và Bitcoin tăng mạnh - ảnh 1
Giá Bitcoin ngày 9/1.

Giá vàng cũng tăng mạnh lên mức cao nhất 8 tháng do USD yếu đi và đặt cược vào việc Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.

Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 9/1 theo giờ Việt Nam tăng 0,6% lên 1.876,39 USD/ounce; trước đó có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 9 tháng 5. Giá vàng kỳ hạn tháng 2/2023 tăng 0,7% lên 1.882,40 USD.

Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng khiến vàng rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài. Điểm chuẩn Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ đang ở gần mức thấp nhất trong ba tuần.

“Chúng tôi cũng đang chứng kiến một số tiền chuyển về những nơi an toàn. Về mặt kỹ thuật, vàng có vẻ như có nhiều khả năng tăng với kim loại này đã mạnh mẽ vượt qua tất cả các mốc kháng cự mà chúng tôi tiếp tục chứng kiến”, Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures cho biết.

Tham khảo: RefinitivCoindesk

Thu Ngân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon