Cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc

Cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc

Cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc

  • Đồng USD giảm sau quyết định của Fed, nhưng có dấu hiệu phục hồi.
  • Tiền số “đỏ rực” sau quyết định nâng lãi suất của Fed.
  • Fed dự kiến tiếp tục thắt chặt dù các ngân hàng đã sụp đổ.
  • Những xáo động trong lĩnh vực ngân hàng có thể làm gia tăng rủi ro tài chính tại Eurozone.

Đồng USD giảm sau quyết định của Fed

Trong một phiên giao dịch đầy biến động, các chỉ số của Phố Wall đã kết thúc giảm trong ngày sau quyết định chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất đúng như dự đoán là 25 điểm cơ bản. Sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt khi Fed cân bằng giữa lạm phát tăng cao và tình trạng hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng.

Các cổ phiếu đã tăng vọt sau thông báo nhưng sau đó giảm trở lại, tạo ra một sự đảo ngược, được hỗ trợ bởi những bình luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Bà cho biết họ không xem xét “bảo hiểm toàn diện” cho các loại tiền gửi ngân hàng.

Lãi suất trái phiếu của Mỹ giảm vào thứ 4, với kỳ hạn 10 năm rớt xuống 3,43% và kỳ hạn 2 năm xuống 3,92%. Chỉ số đô la Mỹ mất 0,65%, thoái lui ngày thứ năm liên tiếp. Mặc dù đạt mức thấp hàng tuần so với hầu hết các đồng tiền lớn, đồng bạc xanh đã kết thúc cách xa mức thấp,  cho thấy một số dấu hiệu phục hồi. Sự biến động trên thị trường FX có thể sẽ tiếp tục tăng cao và có khả năng kích hoạt sự phục hồi trên diện rộng hoặc đẩy đồng Đô la xuống mức thấp mới.

  • Đồng Yên Nhật là một trong những đồng tiền hoạt động tốt nhất, được hỗ trợ do lãi suất trái phiếu của Mỹ giảm. USD/JPY đóng cửa ở mức thấp thứ hai trong một tháng, dưới 131,50.
  • Đồng Euro cũng tăng trên diện rộng, được hỗ trợ bởi các bình luận từ các quan chức của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho thấy rằng nếu cuộc khủng hoảng ngân hàng giảm bớt, thì có vẻ như sẽ có nhiều đợt nâng lãi suất hơn nữa. Sự kết hợp giữa đồng Đô la Mỹ giảm sau quyết định của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) và đồng Euro tăng mạnh đã đưa EUR/USD lên 1,0911, mức đỉnh kể từ ngày 2 tháng 2, trước khi lùi về 1,0860.
  • Ngân hàng trung ương Anh có thể sẽ đưa ra một đợt tăng lãi suất khác vào thứ 5 sau cuộc họp của Ủy ban Chính sách tiền tệ. Dự báo đồng thuận cho thấy mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, đặc biệt sau khi lạm phát bất ngờ nhảy vọt vào tháng 2, với tỷ lệ hàng năm tăng lên 10,4%. GBP/USD đạt mức trên 1,2300 vào thứ 4, nhưng kết thúc quanh 1,2260. Cặp tiền tệ này vẫn duy trì xu hướng tăng, nhưng tiếp tục không thể củng cố trên 1,2300.
  • USD/CHF giảm xuống dưới 0,9200, mức đáy trong một tuần. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) công bố quyết định chính sách tiền tệ của mình vào thứ 5, những người tham gia thị trường dự đoán lãi suất sẽ tăng từ 50 điểm cơ bản lên 1,50%.

Fed nâng lãi suất thêm 0,25%, Bitcoin áp sát mốc 29.000 USD rồi giảm mạnh về 26.666 USD.

Giá BTC đã có cú dump mạnh về tận 26.666 USD sau những phát ngôn của ông Powell. Mức giảm mạnh nhất thị trường thuộc về Huobi Token, giảm 10,72% trong ngày. Đồng tiền tăng giá nhiều nhất là Litecoin, tăng 5,87% trong 24 giờ qua.

Cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc
Đồ thị 1D của cặp BTC/USDT trên sàn Coindesk

Tổng giá trị thị trường tiền mã hóa ghi nhận vào thời điểm 8h30 ở 1.144,31 tỷ USD, giảm 32,85 tỷ USD so với 24 giờ trước.

Fed nâng lãi suất thêm 25 bps, dự kiến tiếp tục thắt chặt dù các ngân hàng đã sụp đổ

Nói về cuộc khủng hoảng ngân hàng mới đây, FOMC nhận định: “Hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn an toàn và khỏe mạnh. Những diễn biến mới đây nhiều khả năng sẽ dẫn tới điều kiện tín dụng thắt chặt đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời cản trở hoạt động kinh tế, thuê lao động cũng như lạm phát. Mức độ của những tác động này là không chắc chắn. Ủy ban vẫn cực kỳ cảnh giác với các rủi ro lạm phát”.

Trong tháng 2 và những ngày đầu tháng 3, các quan chức Fed cũng như nhiều chuyên gia đã nhắc tới khả năng lãi suất tăng thêm 0,5 điểm % (50 bps). Tuy nhiên, việc ba ngân hàng sụp đổ liên tiếp và nhiều nhà băng khác lâm vào khó khăn về thanh khoản do khách hàng ồ ạt rút tiền đã khiến kịch bản tăng 50 bps hoàn toàn bị gạt bỏ.

Những xáo động trong lĩnh vực ngân hàng có thể làm gia tăng rủi ro tài chính tại Eurozone.

Tình trạng bất ổn của thị trường gần đây đã khiến các ngân hàng trung ương phải loay hoay giữa việc tiếp tục nỗ lực giảm chi phí và tìm cách đảm bảo giảm biến động. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã đánh giá những xáo động gần đây trong lĩnh vực ngân hàng có thể làm gia tăng rủi ro tài chính cho Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách vẫn tập trung vào việc kiềm chế lạm phát vẫn ở mức cao.

Phương Ly

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon