MACD là gì?
MACD được viết tắt bởi 4 chữ Moving Average Convergence Divergence (Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ). Là một trong những chỉ báo động lượng được phát triển bởi Gerald Appel, vào cuối những năm 70. MACD cũng là 1 trong số ít chỉ báo có thể miêu tả chính xác nhất giá trị mà chúng tạo ra chỉ thông qua cái tên.
Như vậy, MACD sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm: tìm ra phân kỳ/ hội tụ hay động lượng của giá và xác định xu hướng.
Cấu tạo và công thức tính ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ PHÂN KỲ
So với RSI hay Stochtastic, MACD là chỉ báo có cấu tạo phức tạp nhất với 4 phần gồm:
- Đường MACD (đường màu xanh hay còn gọi là đường nhanh)
- Đường tín hiệu (signal line – đường màu cam) hay đường chậm
- Khu vực Histogram (hình biểu đồ thanh)
- Đường Zero dùng để tham chiếu giá, cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD với đường đường tín hiệu.
Công thức tính như sau:
- Đường MACD: EMA (chu kỳ 12) – EMA (chu kỳ 26)
- Đường tín hiệu (Signal Line): EMA9 của đường MACD
- MACD Histogram: đường MACD – đường tín hiệu (Signal Line)
- Đường MACD: đo khoảng cách giữa đường trung bình động ngắn hạn (12) và dài hạn (26).
Để hiểu rõ hơn hãy cùng xem ví dụ bên dưới:
Ở hình ảnh dưới, bỏ đi đường tín hiệu Signal Line, chỉ giữ lại đường MACD line, đường kẻ màu hồng cho thấy khoảng cách từ đường MACD (màu xanh) so với đường Zero chính bằng hiệu của đường EMA nhanh hơn (chu kỳ 12) trừ đi EMA chậm hơn (chu kỳ 26). Như bạn thấy hiệu của 2 phần này đều bằng 15.
Không những vậy, chúng cung cấp cho các bạn 1 tín hiệu nữa: khoảng cách giữa hai mức trung bình này cũng chính là dùng để đo lường động lượng đằng sau các chuyển động của thị trường.
Và cũng vì tính từ hiệu số, nên 1 điều lưu ý đó là đường MACD sẽ luôn luôn chạy quanh khu vực Zero. Để thể hiện giá cả có thể tiến lên phần dương hoặc phần âm. Phụ thuộc vào vị trí của hai đường này.
Đồng nghĩa: nếu hiệu số đường nhanh lớn hơn đường chậm, sẽ nằm trên đồi dương. Ngược lại nếu đường nhanh nhỏ hơn đường chậm MACD sẽ nằm ở đồi âm hay dưới khu vực zero.
Như vậy, 2 điểm cần nhớ MACD gồm:
- Khi đường MACD cắt đường Zero và đi từ dưới lên, là dấu hiệu của 1 thị trường tăng giá.
- Khi đường MACD cắt đường Zero và đi từ trên xuống, là dấu hiệu của 1 thị trường giảm giá.
Đường tín hiệu (Signal Line)
Được tạo ra từ chính đường MACD với chu kỳ 9 hay EMA 9. Nên đường tín hiệu mới được gọi là đường chậm, bởi nếu không có MACD Line, đồng nghĩa sẽ không có đường Signal Line!
Nên Signal Line luôn đi theo đường MACD line và giúp bạn dễ dàng phát hiện ra tín hiệu khi 2 đường này giao cắt nhau.
- Trong 1 xu hướng tăng đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ dưới lên
- Trong 1 xu hướng giảm, đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ trên xuống
Lưu ý: tín hiệu giao cắt này đang được tôi nói ở dạng độc lập, khi giao dịch bạn nên phối kết hợp tín hiệu cùng đường Zero và đường Histogram.
Đường Histogram
Dùng để đo khoảng cách chênh lệch giữa đường MACD nhanh với đường tín hiệu Signal Line được hiển thị bằng các trụ tiến lên trên hoặc dưới.
Dựa trên đường zero, histogram sẽ dao động quanh khu vực này. Nếu đường MACD lớn hơn đường signal line, đồng nghĩa sẽ tạo ra các đồi dương. Nếu đường MACD nhỏ hơn Signal Line sẽ tạo các đồi âm (nằm dưới đường zero).
Ngoài ra, nếu để ý bạn sẽ thấy rằng những trụ này sẽ có kích thước không đều, dài ngắn khác nhau để thể hiện thông tin liên quan tới xung lượng giá.
Nếu lực mua tiếp tục tăng nhưng dựa trên công thức tính của histogram lại cho ra các trụ càng ngày càng ngắn lại, cho thấy lực đang yếu dần đi, dẫn tới giá có khả năng đảo chiều.
Lưu ý: vì tạo ra đỉnh, nên rất nhiều trader chỉ áp dụng mỗi đường Histogram trong việc áp dụng các mô hình hoặc các dạng phân kỳ hội tụ để giao dịch.
Cách sử dụng ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ PHÂN KỲ hiệu quả
Giao dịch khi MACD và đường Signal cắt nhau
- Nếu đường MACD giao cắt đường tín hiệu và hướng từ dưới lên trên đường Zero, đây là biểu hiện xu hướng thị trường đang tăng giá nên các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua.
- Ngược lại, đường MACD giao cắt đường tín hiệu và hướng từ trên xuống dưới đường Zero, đây là biểu hiện xu hướng thị trường đang giảm giá nên các nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán.
Vào lệnh khi Histogram chuyển từ + sang – và ngược lại
- Khi Histogram chuyển từ + sang – tức là thị trường đang trong xu hướng giảm giá nên đặt lệnh sell.
- Khi Histogram chuyển từ – sang + tức là thị trường đang trong xu hướng tăng giá nên đặt lệnh buy.
Đây là ví dụ chuyển đổi Histogram. Tại các vạch màu cam là điểm chuyển đổi. Nếu MACD chuyển từ màu đỏ sang xanh các nhà đầu tư thực hiện lệnh buy, và ngược lại chuyển từ xanh sang đỏ thực hiện lệnh sell.
3. Vào lệnh khi MACD chuyển từ – sang + và ngược lại
- Khi MACD chuyển từ – sang +, hoặc khi đường MACD cắt đường zero theo hướng từ dưới lên là dấu hiệu thị trường tăng nên đặt lệnh buy.
- Khi MACD chuyển từ + sang – , hoặc khi đường MACD cắt đường zero từ trên xuống, đây chứng tỏ giá thị trường đang giảm nên đặt lệnh sell.
Đây là hình ảnh ví dụ của cặp tiền USD/JPY trong khung H4. Đường thẳng đứng màu xanh chính là điểm mà đường MACD cắt lên đường zero, tương ứng đặt lệnh buy. Đường màu đỏ là MACD cắt xuống zero nên các nhà đầu tư đặt lệnh sell.
4. Kết hợp nhiều khung thời gian trong giao dịch MACD
D1 sẽ được sử dụng để xác định xu hướng. Tuy nhiên khung thời gian này khá rộng nên các nhà đầu tư cần kết hợp khung nhỏ hơn như H1 hay H4 để tìm điểm vào lệnh.
Bước 1: Dựa vào D1 để xác định xu hướng của thị trường
- Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, thì D1 có xu hướng tăng. Chúng ta sẽ vào lệnh Buy trên khung H4.
- Ngược lại, đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, thì D1 có xu hướng giảm, điểm vào lệnh Sell sẽ nằm trong khung H4.
Bước 2: Tìm điểm vào lệnh
- Nếu đường MACD cắt lên đường tín hiệu trên khung H4 thì vào lệnh Buy.
- Nếu đường MACD cắt xuống đường tín hiệu trên khung H4 thì vào lệnh Sell.
Theo như ví dụ của ảnh trên, ta thấy đường MACD đang cắt xuống đường tín hiệu tại D1 > xu hướng giảm
Tại khung H4 MACD cắt xuống đường tín hiệu nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh sell.
5. Giao dịch khi MACD tạo phân kỳ, hội tụ
Với trường hợp này bạn sẽ vào lệnh khi tổng hợp đầy đủ cả 3 yếu tố bao gồm:
- Tại khung lớn bạn xác định được xu hướng giá đang tăng hay giảm
- Tại khung nhỏ giá đang tạo ra phân kỳ hoặc hội rụ.
- Các đường Histogram bắt đầu dịch chuyển từ + sang – và ngược lại.
Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo thông qua ví dụ sau:
Trên hình ta thấy giá tại khung lớn đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nó lại không thể tạo đỉnh. Nếu muốn xác định điểm vào lệnh thì cần dựa vào khung nhỏ hơn như H4.
Tại khung H4 phân kỳ đã được tạo ra và ngay tính tại điểm phân kỳ này đường Histogram đã đổi từ + sang âm báo hiệu giá sẽ giảm sâu. Đây là cơ hội lý tưởng để đặt lệnh buy.
6. Kết hợp mô hình nến đảo chiều cùng các chỉ báo MACD
Đây là ví dụ về các thức xác định điểm vào lệnh nhờ việc kết hợp mô hình nến đảo chiều. Đồng EUR có một giai đoạn tăng rất lâu đã tạo các đáy và các đỉnh cao liên tiếp nhau. Đây là kết quả khi bên mua đang muốn đẩy giá cao nhưng bên bán lại có vị thế áp đảo hơn, thời điểm này hình thành một Doji.
Ngay tại khung nến doji này, MACD hình thành phân kỳ cho thấy bên mua không thể đẩy giá lên cao. Khi này bạn sẽ đặt lệnh bán nếu xuất hiện 3 yếu tố gồm:
- Khi xu hướng tăng trong khoảng thời gian dài.
- Phân kỳ diễn ra sau khi mô hình nến doji hình thành, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán.
- Xuất hiện đồng thời nến đảo chiều tại đỉn.
7. Kết hợp MACD cùng các chỉ báo khác:
Khi kết hợp nhiều chỉ báo cùng lúc sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư tìm ra thời điểm đảo chiều chính xác nhất.
Ví dụ sự kết hợp giữa chỉ báo Stochastic với MACD sẽ tạo nên 2 đường trung bình động tạo thành phân kỳ và hội tụ.
Nhìn vào hình ảnh trên đây ta thấy 2 chỉ báo đều đồng thời cung cấp tín hiệu phân kỳ. Và cặp tiền NZD/JPY giảm giá mạnh sau tín hiệu đó.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ báo MACD mà Góc tài chính muốn chia sẻ đến bạn đọc. So với các loại chỉ báo khác, đường MACD khó sử dụng hơn nhiều, yêu cầu các nhà đầu tư phải nắm rõ nhiều yếu tố khác nhau. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi các nhà đầu tư đã có thể sử dụng thành thạo chỉ báo này và áp dụng thành công khi giao dịch.
Hoàng Phúc