NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 04/05/2023

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 04/05/2023

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 04/05/2023

Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone giảm xuống thấp kỷ lục, tuy nhiên lạm phát vẫn ở mức cao

Số liệu tháng 3, giảm từ 6,6% của tháng 2, là mức thấp nhất kể từ khi Eurostat bắt đầu tổng hợp số liệu thất nghiệp vào tháng 4/1998. Tỷ lệ thất nghiệp trong toàn khu vực Liên minh châu Âu (EU) là 6% trong tháng 3, không thay đổi so với tháng 2.

Eurostat ước tính, trong toàn bộ EU gồm 27 quốc gia, 12,96 triệu người trưởng thành đang thất nghiệp trong tháng 3, trong đó có 11,01 triệu người ở khu vực Eurozone.

Số liệu của Eurostat cũng cho thấy, tại Đức – nền kinh tế lớn nhất Eurozone, tỷ lệ thất nghiệp là 2,8%, giảm từ mức 3% của cùng kỳ năm ngoái. Nền kinh tế lớn thứ hai – Pháp ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6,9%. Thành viên Eurozone có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Tây Ban Nha, ở mức 12,8%.

Bên cạnh số liệu thị trường lao động khởi sắc, dữ liệu lạm phát tại châu Âu lại không mấy tích cực. Lạm phát tháng 4 tại Eurozone đã tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng tăng đầu tiên sau 5 tháng giảm liên tiếp trước đó.

Dữ liệu tháng 4 có thể sẽ thúc đẩy Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 4/5 do lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2%.

Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản

Sau hai ngày họp 2 – 3/5, các thành viên thuộc Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Fed đã nhất trí nâng lãi suất quỹ liên bang thêm 25 điểm cơ bản (bps). Kể từ tháng 3/2022 đến nay, Fed đã ra quyết định nâng lãi suất trong 10 cuộc họp liên tiếp, đưa lãi suất quỹ liên bang từ khoảng 0 – 0,25% lên khoảng 5 – 5,25%, tương ứng với mức cao nhất kể từ tháng 8/2007.

Lãi suất quỹ liên bang là mức giá mà các ngân hàng phải trả khi vay mượn lẫn nhau theo kỳ hạn qua đêm, nhưng cũng gián tiếp ảnh hưởng nhiều hoạt động kinh tế khác như cho vay mua nhà, mua xe hơi, thẻ tín dụng, ….

Sự chú ý của nhà đầu tư hướng tới việc liệu Fed có dừng nâng lãi suất sau cuộc họp này hay không, đặc biệt là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy yếu và cuộc khủng hoảng ngân hàng khiến Phố Wall lo sợ vẫn chưa có hồi kết.

Trong thông cáo sau cuộc họp, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) nhận định: “Các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ đè nặng lên hoạt động kinh tế, thuê lao động và lạm phát”.

Khác biệt lớn nhất trong thông cáo lần này và thông cáo sau cuộc họp lần trước vào ngày 21 – 22/3 nằm ở phần định hướng chính sách trong tương lai.

Thông cáo hồi tháng 3 viết: “Ủy ban dự đoán rằng chính sách tiền tệ sẽ cần tiếp tục cứng rắn để đạt đến mức thắt chặt cần thiết nhằm đưa lạm phát dần quay về ngưỡng 2%. Khi xác định mức độ tăng trong khoảng lãi suất mục tiêu, Ủy ban sẽ tính đến tác động thắt chặt lũy kế của chính sách tiền tệ, độ trễ khi chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như những diễn biến kinh tế và tài chính”.

Thông cáo ngày 3/5 viết: “Khi xác định mức độ cần thiết phải tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cứng rắn nhằm đưa lạm phát về ngưỡng 2%, Ủy ban sẽ tính đến tác động thắt chặt lũy kế của chính sách tiền tệ, độ trễ khi chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như những diễn biến kinh tế và tài chính”.

OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6

(Reuters) – OPEC + đã xác nhận sẽ tổ chức cuộc họp chính sách trực tiếp vào ngày 4 tháng 6 tại Vienna, bốn nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết hôm thứ Tư khi giá dầu giảm.

Các nguồn tin cho biết đã có một số cuộc thảo luận trong nhóm về việc triệu tập cuộc họp ảo, vì các bộ trưởng sẽ tới Vienna để tham dự hội thảo của OPEC vào tháng Bảy.

Một số thành viên OPEC+ vào tháng 4 đã tuyên bố cắt giảm sản lượng tự nguyện có hiệu lực vào tháng 5, nhưng giá dầu tiếp tục giảm do lo ngại về tăng trưởng kinh tế và tăng lãi suất.

Dầu đã giảm 4% vào thứ Tư, kéo dài mức giảm mạnh từ phiên trước đó, xuống còn 72 đô la một thùng đối với dầu thô Brent.

Tin tức quan trọng hôm nay

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 04/05/2023
ECB sẽ họp tăng lãi suất trong chiều nay, Thông tin này có thể khiến đồng EUR biến động mạnh và diễn biến thị trường sẽ trở nên khó lường hơn

Thị trường hiện đang mong đợi báo cáo việc làm tháng 4 của Hoa Kỳ từ Bộ Lao động. Con số bảng lương phi nông nghiệp chính được dự báo sẽ tăng lên 180.000 so với mức tăng 236.000 trong báo cáo tháng 3. Báo cáo việc làm quốc gia ADP của Hoa Kỳ rất ấn tượng, cho thấy 296.000 việc làm đã được tạo ra trong tháng 4, gần gấp đôi dự báo và so với con số 142.000 việc làm được tạo ra trong tháng 3 đã được sửa đổi. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất đã mất 38.000 việc làm.

Thành Lê

Góc Tài Chính

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon