Tin tức thị trường hôm nay

Tin tức thị trường hôm nay:

  • IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu;
  • Vấn đề cung cấp khí đốt của “Nord Stream” leo thang;
  • EU sẽ gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga trong 6 tháng;
  • Các nước EU nhất trí giảm sử dụng khí đốt tự nhiên trong mùa đông này;
  • Elon Musk đề nghị bắt đầu phiên tòa với Twitter vào ngày 17/10;
  • Nga tổ chức tập trận chiến lược ở miền đông.

1. IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Ngày 26/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2022 xuống 3,2. So với mức dự báo 3,6% vào hồi tháng 4.

Dự báo của IMF về tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2022 và 2023

Trong báo cáo cập nhật “Triển vọng kinh tế thế giới”, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ ba trong năm nay. Đồng thời nâng dự báo lạm phát năm nay lên 8,3% từ mức 7,4% hồi tháng 4.

Theo dự báo của IMF, Mỹ sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 2,3% năm 2022 và 1% năm 2023. Kể từ tháng 4, IMF đã 2 lần hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ. Nguyên nhân do nhu cầu giảm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

IMF cũng giảm mạnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống 3,3% từ mức 4,4% đưa ra hồi tháng 4. Vì lí do dịch COVID-19 bùng phát dẫn tới nhiều thành phố lớn ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này áp đặt phong tỏa. Khiến hoạt động sản xuất và làm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới trở nên trầm trọng hơn.

Đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), IMF đã giảm dự báo tăng trưởng từ 2,8% đưa ra hồi tháng 4 xuống 2,6%, do lạm phát tăng bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine. Trong khi đó, nền kinh tế Nga dự báo sẽ giảm khoảng 6% năm 2022 do các biện pháp trừng phạt tài chính và năng lượng của phương Tây đối với nước này và giảm thêm 3,5% vào năm 2023.

Tỉ lệ lạm phát

Theo dự báo của IMF, tỉ lệ lạm phát trong năm 2022 ở các nền kinh tế phát triển sẽ lên tới 6,6%, tăng so với mức dự đoán 5,7% đưa ra hồi tháng 4. IMF nhận định tỉ lệ lạm phát ở các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian dài hơn so với dự đoán trước đây. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển hiện được dự báo lên tới 9,5% năm 2022, tăng so với dự báo 8,7% đưa ra hồi tháng 4.

Chuyên gia kinh tế trưởng của tổ chức này cho biết thế giới “có thể sớm đứng trước bờ vực suy thoái”.

2. Vấn đề cung cấp khí đốt của “Nord Stream” leo thang, giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng.

Kể từ ngày 27-7, Gazprom thông báo bắt đầu cắt giảm lượng khí đốt cung cấp qua Nord Stream 1 xuống còn 33 triệu m3/ngày, tương đương 20% công suất của đường ống này và giảm một nửa so với trước đó.

Vấn đề cung cấp khí đốt của “Nord Stream” leo thang, giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng.

Giá khí đốt tự nhiên giao kỳ hạn của Mỹ trong phiên giao dịch ngày 26/7 có thời điểm tăng hơn 11%, lên 9,75 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu) – mức cao nhất kể từ tháng 7/2008. Tuy nhiên, sau đó các hợp đồng giao tương lai đã giảm nhẹ xuống 9,146 USD/MMBtu, tăng 4,8% so với phiên trước đó.

Như vậy, tính chung trong tháng, giá khí đốt tự nhiên đã tăng hơn 77%, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ khi bắt đầu giao dịch theo hợp đồng vào năm 1990.

Tại châu Âu, giá khí đốt tự nhiên TTF giao kỳ hạn tại Hà Lan đã tăng 14% lên 201,75 euro/MWh, mức cao nhất kể từ tháng 3. Mức tăng này diễn ra sau mức tăng 10% trong phiên đầu tuần (25/7) sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga Gazprom nói rằng sẽ cắt giảm dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 nhiều hơn nữa.

Theo đó, bắt đầu từ hôm nay (27/7), đường ống dẫn khí đốt chính cho Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ hoạt động ở mức 20% công suất. Gazprom lý giải việc cắt giảm này liên quan đến việc bảo trì tua bin của đường ống.

3. EU sẽ gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga trong 6 tháng.

EU sẽ gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga trong 6 tháng

Ngày 26/7, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga thêm 6 tháng, kéo dài đến cuối tháng 1/2023.

Quyết định này đề cập đến các biện pháp trừng phạt lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2014 và được mở rộng đáng kể sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng Hai năm nay.

Trước đó, cùng ngày, Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người đứng đầu một loạt khu vực của Nga, Bộ trưởng Tư pháp Liên bang Nga Konstantin Chuichenko, 2 lãnh đạo tại vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Tổng cộng, có thêm 42 cá nhân được bổ sung vào danh sách trừng phạt của Chính phủ Anh.

Các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản.

Hiện Anh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với các tỷ phú và chính trị gia nổi tiếng của Nga, trong đó có cả Tổng thống Vladimir Putin.

Chính phủ Anh nêu rõ cho đến nay nước này đã trừng phạt hơn 1.100 cá nhân và hơn 100 thực thể tại Nga

Những người quen thuộc với vấn đề này nói rằng Nga sẽ tiếp tục giảm cung cấp khí đốt cho EU;

4.  Các nước EU nhất trí giảm sử dụng khí đốt tự nhiên trong mùa đông này.

Các nước EU nhất trí giảm sử dụng khí đốt tự nhiên trong mùa đông này.

Nỗi lo đã khiến Ủy ban châu Âu đề nghị các nước thành viên EU cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt trong mùa đông. Nhưng nhiều nước phản đối kế hoạch này vì cho rằng không công bằng. EU đã buộc phải soạn thảo lại kế hoạch cắt giảm để đưa vào các miễn trừ cho nhiều quốc gia và ngành công nghiệp. Ngày 26-7, bộ trưởng năng lượng các nước EU đã họp và đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc cắt giảm tiêu thụ khí đốt. Các nước thành viên sẽ giảm sử dụng khí đốt tự nhiên 15% từ tháng 8 năm nay đến tháng 3 năm sau trên cơ sở tự nguyện.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận việc thiếu khí đốt sẽ làm gián đoạn một số chuỗi sản xuất nhất định ở Đức và châu Âu. “Cần phải tránh điều này bằng mọi giá. Đây là lý do Đức phải giảm lượng khí đốt tiêu thụ 15 – 20%”, ông Habeck nói vào hôm 25-7.

5. Elon Musk đề nghị bắt đầu phiên tòa với Twitter vào ngày 17/10.

Elon Musk đề nghị bắt đầu phiên tòa với Twitter vào ngày 17/10.

Trong đơn kiện. Twitter khiếu nại về việc Elon Musk coi thường luật kinh doanh của bang Delaware, tự do thay đổi chủ ý, gây tổn hại cho công ty, làm gián đoạn hoạt động và hủy hoại giá trị cổ đông. Twitter lập luận rằng. Hành vi của Elon Musk là “ác ý” và cáo buộc CEO Tesla đã hành động chống lại thỏa thuận kể từ khi “thị trường bắt đầu xoay chuyển”.

Twitter cũng cáo buộc Elon Musk “bí mật” thâu tóm cổ phiếu của công ty trong giai đoạn từ tháng 1 – 3 mà không công khai các giao dịch mua đáng kể của mình với các cơ quan quản lý. Twitter khẳng định sẽ buộc Elon Musk phải thực hiện thỏa thuận, vốn bao gồm cả 1 tỷ USD tiền bồi thường vì phá vỡ thỏa thuận.

Các luật sư của Musk tìm cách phân xử việc mua lại Twitter vào ngày 17-21 tháng 10. Thay vì ngày 10 tháng 10 như Twitter yêu cầu.

Tỷ phú Elon Musk mới đây đã đề nghị thẩm phán lên lịch để phiên tòa xét xử vụ kiện giữa ông và Twitter bắt đầu vào ngày 17/10 tới. Muộn hơn một tuần so với thời điểm mà phía công ty công nghệ Mỹ đưa ra.

Twitter hiện vẫn chưa đưa ra bình luận sau động thái trên của Giám đốc điều hành (CEO) hãng xe điện Tesla.

          

6. Nga tổ chức tập trận chiến lược ở miền đông.

Nga tổ chức tập trận chiến lược ở miền đông.

Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức đợt tập trận chiến lược Vostok 2022 quy mô lớn ở miền đông đất nước. Bắt đầu từ cuối tháng 8.

Đợt tập trận Vostok 2022 sẽ diễn ra từ ngày 30/8 đến ngày 5/9 tại 13 thao trường của Quân khu miền Đông. Bộ Quốc phòng Nga thông báo hôm nay. Các đơn vị lính dù, oanh tạc cơ chiến lược tầm xa và vận tải cơ sẽ tham gia cuộc tập trận.

Nga sẽ mời quân đội nước ngoài tham gia các nội dung tập trận, nhưng không nêu cụ thể. Năm ngoái, quân đội Nga và Trung Quốc đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập quân sự chung. Phản ánh quan hệ ngày càng gắn bó giữa hai nước.

Quân đội Nga tuyên bố rằng cuộc tập trận không có liên quan đến việc huy động các lực lượng quân sự quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon