Thị trường 19/12: USD và Bitcoin giảm, các tiền tệ rủi ro tăng giá

Thị trường 19/12: USD và Bitcoin giảm, các tiền tệ rủi ro tăng giá

Thị trường 19/12: Đồng USD giảm trên cả thị trường quốc tế và trong nước trong ngày khi các nhà đầu tư ngày càng có tâm lý chấp nhận rủi ro. Yen Nhật biến động mạnh trong phiên này sau khi Nhật Bản thông báo sẽ xem xét sửa đổi kế hoạch chi tiết đưa ra cách đây hàng thập kỷ để chống giảm phát.

Đồng tiền của Mỹ, vốn đã tăng giá mạnh trong gần suốt năm nay bởi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có quan điểm tích cực thắt chặt tiền tệ chống lại lạm phát và căng thẳng địa chính trị gia tăng, đã chịu áp lực trong những tuần gần đây khi các nhà đầu tư đặt cược rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể bắt đầu giảm tốc độ tăng lãi suất.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ – trên thị trường quốc tế lúc kết thúc ngày 19/10 theo giờ Việt Nam giảm 0,3% xuống 104,517. Trong nước, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng giảm 5 đồng so với phiên liền trước, xuống 23.645 đồng, tỷ giá trên thị trường tự do xuống 24.000 đồng/USD (giảm gần 100 đồng).

Tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết tổ chức này sẽ sẽ tăng lãi suất nhiều hơn nữa trong năm tới, bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ, với lãi suất đỉnh dự kiến đạt trên 5%.

Đồng euro lúc kết thúc ngày 19/12 theo giờ Việt Nam tăng 0,4% lên 1,0624 USD, không xa mức cao nhất trong 6 tháng là 1,0737 USD chạm tới vào tuần trước.

John Doyle, phó chủ tịch phụ trách giao dịch của Monex USA cho biết: “Tôi nghĩ rằng đồng đô la thường yếu đi khi các tài sản có rủi ro cao tăng giá”.

Chứng khoán thế giới trong phiên vừa qua ổn định gần mức thấp nhất trong 6 tuần, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng khi các nhà đầu tư bắt đầu tuần giao dịch gần cuối cùng của năm 2022 trong tâm trạng vẫn rất quan tâm đến lãi vấn đề lãi suất trong năm 2023.

Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy niềm tin của giới kinh doanh Đức trong tháng 12 tăng mạnh hơn dự kiến, hỗ trợ tâm lý ngày càng ưa chuộng những tài sản có mức độ rủi ro cao, trong bối cảnh triển vọng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu được cải thiện bất chấp khủng hoảng năng lượng.

Phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Luis de Guindos hôm 19/12 cho biết họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất ở khu vực đồng euro để kiềm chế lạm phát và không xem xét sửa đổi mục tiêu lạm phát trung hạn của mình – là 2%.

Đồng đô la Úc, được coi là đại diện của những tài sản rủi ro cao, tăng hơn 0,46% sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế năm nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Ông Doyle nói: “Đô la Úc đang được hỗ trợ bởi những thông tin từ Trung Quốc”, “(Diễn biến của đô la Úc) có thể là sự hồi phục nhẹ sau khi bị chững lại vào cuối tuần trước”.

Đồng đô la sau khi giảm tới 0,7% so với yen Nhật vào đầu phiên 19/12 đã duy trì ở mức đó cho tới cuối phiên, sau khi có thông tin Nhật Bản đang xem xét sửa đổi chính sách tiền tệ quan trọng sau khi thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được bổ nhiệm vào tháng Tư tới.

Các nguồn tin cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét sửa đổi một tuyên bố chung mà họ đã ký vào năm 2013 – cam kết ngân hàng trung ương sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2% càng sớm càng tốt.

Vishnu Varathan, người phụ trách bộ phận kinh tế và chiến lược của Ngân hàng Mizuho cho biết: “Kết quả cuối cùng là điều này có thể mang lại sự linh hoạt kịp thời, nhưng không bị ràng buộc với sự thiên vị của chính sách tiền tệ theo cách này hay cách khác”.

Đồng rand của Nam Phi đã tăng hơn 2% sau khi Tổng thống Cyril Ramaphosa được bầu lại làm lãnh đạo đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC).

Đồng rúp Nga trải qua phiên giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 7, xuống mức yếu nhất trong hơn 7 tháng so với đồng đô la trong bối cảnh lo ngại lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga sẽ ảnh hưởng đến doanh thu ừ hoạt động xuất khẩu của nước này. Theo đó, rúp giảm gần 4,5% xuống 68,4800 RUB/USD, mức thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 5. Đồng tiền nay cũng giảm 3,9% so với euro, xuống 71,71 RUB/EUR, cũng là mức thấp nhất trong hơn 7 tháng.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá so với USD. Trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ trong nước giảm 81 pip xuống 6,9831 CNY/USD vào cuối phiên 19/12.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin phiên vừa qua giảm 0,9% xuống 16.689 USD trong bối cảnh tiền điện tử nhìn chung tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX.

USD và Bitcoin giảm, các tiền tệ rủi ro tăng giá - Ảnh 1.
Giá Bitcoin trong 1 tuần qua.

Giá vàng trên thị trường thế giới phiên 19/12 ít biến động do USD và chứng khoán yếu đi nhưng triển vọng lãi suất của Mỹ và châu Âu vẫn tăng. Giao dịch vàng thưa thớt bởi thị trường đang tìm kiếm “chất xúc tác” mới.

Theo đó, giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 19/12 theo giờ Việt Nam vững ở mức 1.792,14 USD/ounce, trong khi vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2/2023 tăng nhẹ 0,3% lên 1.805,10 USD.

Trong nước, cuối ngày 19/12, giá vàng vững đến tăng. Theo đó, vàng miến SJC trong khoảng từ 66-67,2 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) sau khi giảm khá mạnh ở phiên cuối tuần trước, trong khi vàng nhẫn 52,9-53,9 triệu đồng/lượng, tiếp tục xu hướng tăng từ cuối tuần trước.

Thị trường vàng bắt đầu thưa thớt khi các nhà giao dịch nghỉ lễ cuối năm.

Tham khảo: RefinitivCoindesk

Vân Chi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon