NHẬN ĐỊNH VÀNG DẦU NGÀY 13/11/2023

NHẬN ĐỊNH VÀNG DẦU NGÀY 13/11/2023

Giá vàng hôm nay (13-11): Làm gì để vàng thôi rớt giá?

Giá vàng thế giới rạng sáng nay có xu hướng tăng với vàng giao ngay tăng 1,2 USD so với mức chốt phiên giao dịch tuần trước lên 1.939 USD/ounce.

Tuần trước, thị trường vàng chứng kiến tuần giảm thứ 2 liên tiếp do nhu cầu trú ẩn an toàn suy yếu trong khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đưa ra quan điểm diều hâu trong chính sách tiền tệ.

Theo nhà phân tích thị trường Fawad Razaqzada của City Index, quan điểm diều hâu của ông Powell là nguyên nhân chính khiến giá vàng suy yếu trong tuần trước. Bên cạnh đó, khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư được cải thiện trong vài tuần qua khi cuộc xung đột Israel-Hamas không có nhiều tiến triển cũng làm giảm lực cầu trên thị trường vàng.

Vàng thỏi đã mất khoảng 70 USD kể từ khi đạt mức trên 2.000 USD/ounce nhờ lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng leo thang ở Trung Đông.

Các quan chức Fed, bao gồm cả ông Powell, nói rằng họ vẫn không chắc chắn lãi suất có đủ cao để kết thúc cuộc chiến chống lạm phát hay không đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và chỉ số US Dollar Index tăng cao, từ đó khiến vàng không sinh lãi kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Liên quan đến nhu cầu vật chất, các lễ hội lớn ở Ấn Độ đã thúc đẩy nhu cầu vàng tại nước này, nhưng lượng mua được báo cáo là thấp hơn một chút so với năm ngoái do giá cao hơn khiến một số khách hàng nản lòng.

NHẬN ĐỊNH VÀNG DẦU NGÀY 13/11/2023
Biểu đồ H1 XAUUSD

Giá xăng dầu hôm nay (13-11): Thế giới tăng, trong nước giảm mạnh 1.000 đồng/lít

Tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần giảm giá thứ ba liên tiếp với mức giảm khoảng 4% đối với cả dầu Brent và WTI.

Trong tuần trước, giá dầu liên tục biến động. Trong năm phiên giao dịch, giá dầu giảm hai phiên và tăng ba phiên, chịu tác động mạnh bởi các yếu tố như nguồn cầu yếu, nguồn cung thắt chặt, và sự tăng – giảm của đồng USD.

Giá dầu đã tăng nhẹ sau khi Nga và Saudi Arabia tái khẳng định cam kết cắt giảm nguồn cung dầu tự nguyện tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày cho đến hết tháng 12. Sự leo dốc của giá dầu cũng được thúc đẩy bởi lo ngại về nhu cầu và phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh giảm dần và sự ủng hộ của Iraq đối với việc cắt giảm dầu của OPEC+ trước thềm cuộc họp của nhóm vào ngày 26-11, cũng như sự đảm bảo của một số nhà đầu về các vị thế bán khống lớn vào cuối tuần.

Tuần trước, giá dầu đã giảm sốc tới gần 7% tại phiên giao dịch thứ hai và ba của tuần khiến giá dầu Brent bị đẩy xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7. Chính dữ liệu kinh tế hỗn hợp của Trung Quốc, mức xuất khẩu tăng của OPEC, nhu cầu yếu của Mỹ và sự mạnh lên của đồng USD đã khiến giá dầu “trượt dốc không phanh” xa mốc 80 USD/thùng.

Dữ liệu từ Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cho thấy tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia Đông Á giảm nhanh hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu năng lượng.

Tuy nhiên, trái với số liệu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhập khẩu dầu thô trong tháng 10 của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ và thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong năm nay (khoảng 5%).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon