NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 10/04/2023

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 10/04/2023

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 10/04/2023

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 7/4, tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã giảm nhẹ trong tháng 3. Tuy nhiên, tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động tiếp tục thắt chặt.

Trong tháng 3, các lĩnh vực phi nông nghiệp của nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 236.000 việc làm. Dữ liệu của tháng Hai cũng được điều chỉnh cao hơn với 326.000 việc làm được tạo thêm, thay vì 311.000 như báo cáo trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp  đã giảm nhẹ xuống 3,5%, từ mức 3,6% trong tháng Hai.

Trong khi đó, thu nhập trung bình theo giờ tăng 0,3% trong tháng Ba, sau khi tăng 0,2% trong tháng trước đó. Mức tăng lương hàng năm đã giảm xuống còn 4,2%, từ mức 4,6% của tháng Hai, song vẫn ở mức cao với mục tiêu lạm phát 2% của Cục Dự trữ liên bang (Fed).

Tỷ lệ người dân tham gia lực lượng lao động, bao gồm những người đang làm việc hoặc đang tìm việc, tăng lên 62,6%, mức cao nhất trong vòng ba năm, tập trung chủ yếu ở nam giới và những người từ 55 tuổi trở lên.

Các chi tiết của báo cáo cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt. Tuần làm việc trung bình giảm xuống còn 34,4 giờ, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020, phản ánh xu hướng cắt giảm giờ làm của các doanh nghiệp do nhu cầu giảm. Các dữ liệu khác trong tuần này cũng chỉ ra nhu cầu đối với người lao động thấp hơn. Cơ hội việc làm trong tháng Hai lần đầu tiên giảm xuống dưới 10 triệu việc làm sau gần hai năm, trong khi các dữ liệu về số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã được điều chỉnh cho phù hợp với các đợt sa thải gần đây.

Mặc dù thị trường lao động có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, khiến các chuyên gia kinh tế càng thêm kỳ vọng Fed tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường tài chính vẫn đang nghiêng về việc Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách ngày 2-3/5 tới.

TIN TỨC GIÁ DẦU

Chuỗi tăng giá của hai mặt hàng dầu chuẩn Brent và WTI vẫn tiếp tục và chưa có dấu hiệu đứt gãy. Nhiều chuyên gia cho rằng, đà tăng này của giá dầu vẫn sẽ kéo dài.

Sự tăng phi mã của giá dầu trong tuần trước chịu tác động mạnh bởi quyết định giảm sản lượng tự nguyện của nhiều thành viên của OPEC+ ngay trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng nhóm này.

Thay vì giữ nguyên việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 10-2022, một số thành viên của OPEC+ đã thống nhất cắt giảm thêm sản lượng, đẩy tổng sản lượng cắt giảm lên tới 3,66 triệu thùng/ngày, khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu. Việc cắt giảm này sẽ bắt đầu từ tháng sau cho đến hết năm.

Theo OPEC, việc cắt giảm này là biện pháp phòng ngừa nhằm hỗ trợ thị trường dầu ổn định. Việc cắt giảm cũng sẽ trừng phạt những người bán khống dầu hoặc đặt cược vào việc giá dầu giảm.

Theo dữ liệu của Bộ Năng lượng Nga, nước này bơm trung bình 1,285 triệu tấn dầu thô mỗi ngày trong tháng Ba, tương đương 9,4 triệu thùng dầu mỗi ngày. Như vậy, so với sản lượng 10,1 triệu thùng dầu được bơm mỗi ngày vào tháng Hai, sản lượng đã giảm 700.000 thùng.

Hồi đầu tháng Ba, Nga cam kết hạn chế sản lượng dầu thô 500.000 thùng mỗi ngày từ tháng Ba đến tháng 12 để trả đũa lệnh áp trần giá dầu của phương Tây. Mức giảm tháng trước theo dữ liệu của Bộ Năng lượng Nga đã cao hơn 40% mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, các ước tính khác cho thấy sản lượng dầu mỏ của Nga tháng trước không suy giảm.

Cùng với đó, dữ liệu kinh tế mới nhất từ Trung Quốc cho thấy tốc độ phục hồi sau đại dịch của nước này đã hạ nhiệt.

Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Hoạt động sản xuất sụt giảm và thắt chặt nguồn lao động đã dẫn tới suy giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng, kìm hãm đà tăng của giá dầu.

EUR/USD

Sự phục hồi của khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) đã tăng tốc vào tháng trước, nhưng mức tăng không đồng đều giữa các ngành và quốc gia, trong khi áp lực lạm phát vẫn tăng trong khu vực.

Cụ thể chỉ số nhà quản lý mua hàng tổng hợp (PMI) của khu vực Eurozone do S&P Global khảo sát đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng là 53,7 điểm trong tháng 3 từ mức 52,0 điểm của tháng 2. Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số PMI nằm trên ngưỡng 50 ngăn cách giữa tăng trưởng với sự suy giảm.

Sự gia tăng trong hoạt động kinh tế của tháng 3 chủ yếu phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ. Cụ thể chỉ số PMI đối với ngành dịch vụ của khối đã tăng lên 55,0 điểm từ mức 52,7 điểm của tháng 2. Điều đó trái ngược với chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất được công bố trước đó cho thấy hoạt động tại các nhà máy đã giảm hơn nữa trong tháng 3 do người tiêu dùng đã cắt giảm chi tiêu.

Đáng chú ý mặc dù tốc độ tăng của cả chi phí đầu vào và đầu ra đều giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Chỉ số giá đầu ra tổng hợp giảm từ 60,8 xuống 58,1 điểm. Điều đó có nghĩa ECB có thể cần phải tăng thêm lãi suất.

Sau khi đưa ra mức tăng lãi suất dự kiến 50 điểm cơ bản vào tháng trước, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy ECB sẽ tiếp tục với mức tăng 25 điểm cơ bản tại các cuộc họp tháng 5, tháng 6 và tháng 7.

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 10/04/2023
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 10/04/2023

Thành Lê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon