Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi cản trở nỗ lực lôi kéo đồng minh châu Á của ông Biden

Cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia đã chỉ trích các cuộc tập trận gần đảo Đài Loan của Trung Quốc. Nhưng những đối tác khác của Mỹ tại châu Á thì im lặng. Các nước trong khu vực muốn tránh bị lôi kéo vào tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sự im lặng bất ngờ

Mục đích chuyến công du châu Á của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Là nhằm thể hiện sự hỗ trợ “mạnh mẽ và không gì lay chuyển được” dành cho khu vực. Nhưng rốt cuộc, chuyến đi lại khiến nhiều quốc gia chìm trong im lặng khi Trung Quốc tiến hành các đợt tập trận quân sự chưa từng có xung quanh Đài Loan.

Các cuộc tập trận của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh có đủ năng lực để bao vây đảo Đài Loan và làm gián đoạn eo biển Đài Loan. Một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất thế giới. Vài ngày trước đó. Tên lửa Trung Quốc phóng ra bị cho là đã bay qua đất liền Đài Loan và rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Bình thường, những động thái như vậy sẽ khiến nhiều nước bất bình và chỉ trích Trung Quốc. Nhưng nhiều chính phủ cũng cho rằng chuyến thăm của bà Pelosi là bước đi quá xa và họ không muốn bị mắc kẹt giữa Bắc Kinh và Washington.

Hai đồng minh lâu năm là Australia và Nhật Bản đã cùng Mỹ chỉ trích phản ứng của Trung Quốc. Nhưng các đối tác an ninh tại châu Á khác thì chọn cách im lặng. Tổng thống Hàn Quốc bị nghi ngờ là cố tình tránh mặt bà Pelosi sau chuyến thăm Đài Loan. Ấn Độ không nói câu nào và các nước ASEAN nhanh chóng tái khẳng định rằng họ công nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc”.

Ông Shahriman Lockman. Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Malaysia. Nhận xét. “Hầu hết các nước Đông Nam Á sẽ nhìn nhận rằng Mỹ đã kích động Trung Quốc. Khiến Bắc Kinh đưa ra những phản ứng thái quá hoàn toàn có thể dự đoán được.

Bài học mà các nước thành viên ASEAN rút ra là họ phải liên tục bảo vệ lấy mình. Không ai biết trước rằng hành động của bên nào có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng tiếp theo trong quan hệ Mỹ – Trung”.

Kể từ khi nhậm chức. Tổng thống Joe Biden đã tìm cách xây dựng liên minh ở châu Á để đối chọi với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Để thu hút đồng minh. Ông khẳng định rằng các nền kinh tế nhỏ không cần chọn phe, trái ngược với người tiền nhiệm.

Trước đây, chính quyền Tổng thống Trump đã gây áp lực đòi các nước trong khu vực. Cấm đại gia viễn thông Huawei và thực hiện những bước khác hòng buộc các nước chọn theo Mỹ hoặc Trung Quốc.

Theo tờ Bloomberg, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF). Là biểu tượng cho cách tiếp cận của ông Biden. Tuy màn ra mắt của IPEF không bao gồm TQ, Mỹ vẫn thuyết phục được 7 nước ASEAN tham gia. Bằng cách khẳng định sẵn sàng để Bắc Kinh gia nhập và loại trừ Đài Loan.

Những lời thuyết phục đó báo hiệu sự gia tăng sức hiện diện của Mỹ ở châu Á để đối chọi với Trung Quốc. Mà không đẩy các nước cần mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh vào thế khó xử.

Sau hàng tháng trời nỗ lực nhằm giúp các nước thoải mái trong việc ngả về phía Mỹ. Chuyến đi của bà Pelosi đột ngột bắt châu Á phải chọn bên trong vấn đề nhạy cảm nhất với Trung Quốc. Nhiều chính phủ chọn cách im lặng để tránh làm phật lòng đôi bên.

ASEAN ra tuyên bố kêu gọi “kiềm chế tối đa” và tái khẳng định sự ủng hộ với “chính sách Một Trung Quốc”.

Trong một tuyên bố ủng hộ Bắc Kinh. Đại sứ đặc biệt của Malaysia tới Trung Quốc chê trách bà Pelosi vì đã “thổi bùng ngọn lửa thù địch”. Nhưng sau đó, Ngoại trưởng Malaysia nói rằng đây không phải lập trường chính thức của chính phủ nước này.

Cuối tuần vừa rồi, Ngoại trưởng Singapore cảnh báo căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc thể hiện “thời khắc nguy hiểm cho thế giới”. Ông nói thêm rằng: “Tôi biết Mỹ-Trung phải cạnh tranh. Hoặc thậm chí đối đầu với nhau. Nhưng chúng ta đều có rủi ro kinh tế trong cuộc chơi này”.

Ông Alexander Neill. Hiện là cố vấn rủi ro địa chính trị tại Singapore và từng làm việc cho chính phủ Anh cũng như Mỹ. Đánh giá: “Tuyên bố của ASEAN thực sự cho thấy tín hiệu báo động từ Đông Nam Á. Rằng đà phát triển kinh tế của họ đang bị gián đoạn bởi điểm nóng hình thành ở eo biển Đài Loan”.

Thiếu sót của Mỹ 

Nhà Trắng không công khai ủng hộ chuyến đi của bà Pelosi. Nhưng tuyên bố quyền đi thăm Đài Loan của bà là phù hợp với chính sách lâu dài của Mỹ. Chính quyền ông Biden nhiều lần nói rằng Quốc hội là một nhánh độc lập của chính phủ. Tổng thống Mỹ không có quyền ra lệnh cho bà Pelosi hủy bỏ chuyến thăm.

Bản thân bà Pelosi cho biết chuyến thăm nhằm thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với hòn đảo. Nhấn mạnh rằng Trung Quốc “không thể ngăn cản các nhà lãnh đạo thế giới hoặc bất kỳ ai đến Đài Loan”.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cố gắng định hình các luồng ý kiến xoay quanh chuyến thăm và diễn giải tuyên bố của ASEAN là sự khẳng định cho lập trường của họ. Khi được hỏi về phản ứng của Đông Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng. “Các nước trong khu vực thấy rõ sự chênh lệch” giữa chuyến đi của bà Pelosi và các cuộc tập trận của Trung Quốc.

Vài ngày sau, Ngoại trưởng Vương Nghị gộp ASEAN vào nhóm 170 quốc gia mà Bắc Kinh tuyên bố là “đã lên tiếng thể hiện sự ủng hộ vững vàng dành cho Trung Quốc về vấn đề Đài Loan thông qua nhiều phương tiện khác nhau”.

Ông Uông Văn Bân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Nói với các phóng viên. “Số nước ủng hộ Trung Quốc lớn hơn hẳn Mỹ và một vài quốc gia đi theo nước này”.

Một số phản ứng đáng chú ý nhất đến từ các đối tác của Mỹ trong khu vực. Ấn Độ, một trong các thành viên Bộ tứ (Quad) cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia, không lên tiếng về vấn đề. Sự im lặng của New Delhi cho thấy Ấn Độ muốn tiến vào quỹ đạo của Mỹ tới đâu. Giữa lúc nước này tìm cách kiểm soát mối quan hệ với Trung Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol thông báo không thể gặp bà Pelosi vì đã lên kế hoạch đi nghỉ từ trước. Nhưng trong tuần này, Ngoại trưởng Hàn Quốc sẽ chính thức đến thăm Trung Quốc. Tờ Bloomberg đưa tin.

Ông Seong-hyon Lee. Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Harvard nói rằng. Chuyến đi của bà Pelosi đã làm nổi bật sự bối rối chung về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.

Ông nhắc đến các động thái gần đây của Mỹ như cáo buộc Trung Quốc “diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương dù vẫn muốn làm ăn với Trung Quốc. Ông chỉ ra: “Mỹ thiếu sự chặt chẽ và rõ ràng về chính sách Trung Quốc. Và điều này khiến các đồng minh bối rối”.   

 

Theo tờ Bloomberg

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon