NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 05/04/2022
Chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 4/4 đồng loạt đi xuống khi nhà đầu tư đánh giá tác động của việc giá dầu bật tăng và triển vọng của nền kinh tế thế giới. Số liệu việc làm cần tuyển dụng thấp hơn dự kiến cũng ảnh hưởng tới tâm lý thị trường.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt 199 điểm, tương đương 0,59%, và kết phiên ở 33.402 điểm. S&P 500 giảm 0,58% còn gần 4.101 điểm. Đây là phiên giảm điểm đầu tiên sau chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp của cả hai chỉ số.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 0,52% và đóng cửa ở 12.126 điểm, đánh dấu phiên giảm thứ 2 liên tục.
Thị trường chứng khoán đi xuống sau khi Bộ Lao động Mỹ thông báo số việc làm cần tuyển dụng trong tháng 2 giảm còn 9,9 triệu, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021 và là lần đầu tiên dưới ngưỡng 10 triệu trong gần hai năm qua. Tháng 1 liền trước, số việc làm còn trống là 10,6 triệu.
Sự sa sút này cho thấy thị trường lao động không còn quá nóng như trước và có thể là tín hiệu tích cực cho cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ngược lại, đây cũng có thể là dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế.
Mỹ: Cơ hội việc làm của JOLTS giảm xuống 9,9 triệu trong tháng 2 so với mức dự kiến là 10,4 triệu
Dữ liệu do Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) công bố hôm thứ 3 cho thấy số lượng cơ hội việc làm trong ngày làm việc cuối cùng của tháng 2 là 9,9 triệu, so với mức 10,5 triệu trong tháng Giêng. Con số này thấp hơn kỳ vọng của thị trường là 10,4 triệu.
“Trong tháng, số người được tuyển dụng và tổng số người nghỉ việc thay đổi rất ít, lần lượt là 6,2 triệu và 5,8 triệu,” BLS lưu ý trong thông cáo báo chí của mình. “Trong tổng số người nghỉ việc, số người thôi việc (4,0 triệu) tăng lên, trong khi số người bị sa thải và đuổi việc (1,5 triệu) giảm.”
Phản ứng thị trường
Chỉ số Đô la Mỹ quay đầu đi xuống sau khi công bố dữ liệu này và được nhìn thấy lần cuối giảm 0,35% trong ngày ở mức 101,67.
Nhận định giá vàng
Dữ liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) mới nhất cho thấy các nhà đầu tư cuối cùng cũng bắt đầu chú ý. Báo cáo cho tuần kết thúc vào ngày 28-3 cho thấy các nhà quản lý tiền tệ đã tăng tổng các vị thế mua đầu cơ của họ đối với vàng tương lai trên sàn Comex thêm 5.440 hợp đồng lên mức 130.530. Đồng thời, các vị thế bán giảm 12.491 hợp đồng xuống còn 31.370.
Thị trường vàng hiện đang mua ròng 99.160 hợp đồng, tăng 22% so với tuần trước. Tâm lý lạc quan hiện đang ở mức cao.
Cùng với việc các ngân hàng trung ương chuyển đổi hoàn toàn thị trường kim loại quý, các nhà phân tích dự đoán cuộc khủng hoảng ngân hàng đang diễn ra sẽ thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng cao hơn.
Vàng tăng giá mạnh còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu tăng vọt sau khi liên minh giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và một số thành viên ngoài khối gồm Nga, bất ngờ đưa ra quyết định giảm sản lượng khai thác dầu.
Số liệu kinh tế công bố ngày 4/4 đã hỗ trợ giá vàng. Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, nhu cầu tuyển dụng tại nước này giảm từ 10,6 triệu việc làm trong tháng 1/2023 xuống 9,9 triệu việc làm trong tháng 2/2023, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021 và là dấu hiệu cho thấy thị trường lao động có thể bắt đầu hạ nhiệt.
Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy số đơn đặt hàng hàng hóa chế tạo tại nước này giảm 0,7% trong tháng 2/2023, đánh dấu tháng giảm thứ ba trong bốn tháng qua. Các nhà kinh tế nhận định mức giảm 0,6%.
Thị trường nhận định có khoảng 43% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 5/2023, và gần 57% khả năng dừng tăng.
Thành Lê