Dầu là một mặt hàng cực kỳ phổ biến với các trader, trong đó nó được chia thành 2 loại là dầu Brent và dầu WTI. Đây là hai tiêu chuẩn chính về dầu mỏ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những sự khác nhau của hai loại dầu này và giá tham chiếu của chúng.
-
Sự khác biệt chính giữa Brent và West Texas Intermediate (WTI):
Trước khi tìm hiểu về giá tiêu chuẩn của dầu thô. Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác biệt giữa 2 loại dầu đóng vai trò tiêu chuẩn trong giao dịch dầu thô trên thế giới.
Thị trường dầu mỏ hiện nay có khoảng hơn 160 loại dầu thô, trong đó Brent Crude và West Texas Intermediate (WTI) chỉ chung cho những loại dầu khác nhau nhưng có chung một đặc điểm: Cả Brent và WTI đều là dầu nhẹ và ngọt, khiến chúng trở thành lý tưởng để tinh luyện thành xăng.
Brent bắt nguồn từ các mỏ dầu ở Biển Bắc, trong khi WTI có nguồn gốc từ các mỏ dầu của Mỹ, chủ yếu ở Texas, Louisiana và North Dakota. Cả Brent và WTI đều là dầu nhẹ và ngọt, khiến chúng trở thành lý tưởng để tinh luyện thành xăng.
Brent thì phổ biến hơn, và hầu hết dầu trên thế giới được định giá bằng cách sử dụng Brent như là giá chuẩn. Tuy nhiên, tại Mỹ, WTI là biện pháp được ưu tiên. Brent được sản xuất gần biển, do đó chi phí vận chuyển thấp hơn đáng kể. Ngược lại, WTI được sản xuất ở những vùng đất liền, khiến cho chi phí vận chuyển trở nên đắt đỏ hơn.
Một yếu tố khác có thể dẫn đến sự khác biệt đáng kể giữa Brent và WTI là vấn đề địa chính trị. Trong thời gian khủng hoảng, chênh lệch giá bùng nổ vì sự bất ổn chính trị dẫn đến giá dầu Brent tăng mạnh. WTI ít bị ảnh hưởng bởi vì nó nằm trong tại các khu vực nằm sâu trong đất liền ở Mỹ.
Dầu mỏ phụ thuộc vào cái gọi là “kho trữ dầu thô”, ngay khi số lượng hay nguồn cung của dầu WTI tăng lên, thì có nghĩa là giá WTI sẽ giảm. Nếu lượng tồn trong kho giảm, giá WTI sẽ tăng. Tất cả xoay quanh vấn đề nguồn cung, khi nguồn cung tăng, giá sẽ giảm.
-
Giá tham chiếu/ giá tiêu chuẩn (Benchmark) là gì?
Trên thế giới có rất nhiều loại dầu gần như mỗi giếng dầu sẽ cho ra một loại dầu có độ API và tỉ lệ lưu huỳnh khác nhau.
Để các nước có thể niêm yết giá cho khách hàng chúng ta cần đến giá tham chiếu. Tuy nhiên giá tham chiếu không phải là tiêu chuẩn, không có quy định nào là các nước phải bán theo giá tham chiếu dầu Brent hay dầu WTI hoặc phải sử dụng dầu theo chất lượng của Brent hay WTI.
Người ta dùng giá tham chiếu như một cột mốc để đối chiếu, so sánh về mức giá bán của một loại dầu đến thị trường cụ thể. Ví dụ: Ở thời điểm hiện tại loại dầu có chất lượng A, bán tới thị trường này có giá là xUSD/ thùng thì giá dầu có chất lượng B sẽ chênh lệch bao nhiêu so với giá của loại dầu A.
Với trường hợp trừ đi so với giá tham chiếu gọi là chiết khấu (Discount), trường hợp cộng thêm được gọi là thặng dư (Premium). Mức chênh lệch này phản ánh một số yếu tố như chất lượng dầu siêu nhẹ của Saudi so với dầu Brent khoảng cách vận chuyển và nhu cầu thực tế của thị trường đối với loại dầu này vào đúng thời điểm. Khi so sánh tương quan thì loại dầu có chất lượng thấp hơn sẽ được bán giá rẻ hơn. Khoảng cách vận chuyển xa hơn thì sẽ phải chiết khấu nhiều hơn và nhu cầu lớn hơn sẽ bán giá tốt hơn. Các nước xuất khẩu sẽ tùy vào tình hình kinh tế để xác định mức chiết khấu hay thặng dư phù hợp cho từng loại dầu của nước mình.
-
Tự chọn giá tham chiếu và các tiêu chí để chọn giá tham chiếu :
– Chọn giá tham chiếu:
Các nước có thể tự chọn giá tham chiếu mà họ muốn sử dụng. Họ có thể sử dụng hợp đồng Futures như dầu Brent hay nhiều loại dầu như ARGUS Sour Crude Index (ASCI) mà Saudi sử dụng và họ có thể tự nghĩ ra một công thức nào đó như Saudi sử dụng trung bình cộng của giá dầu Oman và Dubai hay Malaysia tự tạo một công thức riêng của họ miễn là sự lựa chọn này ổn định trong thời gian dài để khách hàng dễ theo dõi.
– Tiêu chí giá tham chiếu:
Thường thì các nước sẽ chọn giá tham chiếu dựa trên một số tiêu chí:
- Có khối lượng giao dịch hàng thực lớn để đảm bảo rằng giá phản ánh đúng cung cầu của thị trường;
- Có nhiều và đa dạng các nhà sản xuất và người bán tham gia giao dịch để đảm bảo không có một bên nào có thể chi phối thị trường;
- Chất lượng dầu ổn định: cho phép các bên có thể dễ dàng so sánh chất lượng của các loại dầu từ đó xác định chênh lệch giá;
- Được chấp nhận rộng rãi. Ví dụ: Saudi sẽ chọn dầu Brent làm tiêu chuẩn để bán hàng sang châu Âu và chọn chỉ số ASCI làm tiêu chuẩn khi bán hàng sang Mỹ. Không chỉ Saudi. Kuwait và Iraq cũng không dùng WTI để làm giá tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ mà thay vào đó là chỉ số ASCI.
Tóm lại:
Việc giá một loại dầu nào đó được chọn làm tiêu chuẩn hay giá tham chiếu là khi đảm bảo 4 tiêu chí trên và không có một quy định hay bắt buộc nào trong việc sử dụng chúng. Bất cứ một tổ chức nào cũng có thể tạo ra một giá tham chiếu mới. Một số quốc gia khai thác dầu thô lớn trong khu vực như Tiểu vương quốc Dubai thuộc UAE và Oman đã nỗ lực thiết lập mức giá dầu thô riêng cho khu vực Trung Đông trên Sàn giao dịch thương mại Dubai (DME). Nhưng phần lớn các nước chọn giá có sẵn để làm giá tham chiếu vì nó tiện lợi không tốn chi phí và thời gian phát triển.