VDSC: VN-Index sẽ dao động quanh 1,180-1,250 điểm hoặc thấp hơn

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, HOSE: VDS) công bố báo cáo kỳ vọng thị trường chứng khoán trong tháng 7, với nhận định VN-Index sẽ dao động trong vùng 1,180-1,250 điểm hoặc thấp hơn trong kịch bản xấu.

Ở thời điểm hiện tại, vĩ mô thế giới đã hé lộ một số tín hiệu tích cực ban đầu về giá dầu, khi đã giảm hơn 10% từ đỉnh, đặc biệt ghi nhận sự giảm nhanh sau kỳ họp OPEC+ cam kết sẽ gia tăng sản lượng trong tháng 7-8/2022. Bên cạnh, nền kinh tế Trung Quốc bước đầu đang cho thấy dấu hiệu hồi phục trong tháng 6/2022 thông qua các số liệu về xuất nhập khẩu, logistics, PMI, ISM…

Tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để có cái nhìn lạc quan về hai biến số này. Ngoài ra, VDSC cho rằng số liệu kinh tế Mỹ và mức tăng lãi suất được công bố trong kỳ họp Fed tháng 7 tới sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thế giới cũng như Việt Nam.

Các nhà điều hành trong nước có những động thái hỗ trợ kiểm soát lạm phát, duy trì lãi suất điều hành và lãi suất cho vay trên thị trường 1, cũng như ổn định tỷ giá. Theo VDSC, trong tháng 7, các biến số vĩ mô này vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể.

Dự thảo Giao dịch T+2 chứng minh nỗ lực của cơ quan chủ quản trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường trong dài hạn. Trong thực tế, nhà đầu tư sẽ có lợi hơn về thời gian giao dịch và chi phí margin. Tuy nhiên, trong ngắn hạn khó đánh giá được hiệu quả của dự thảo này, đặc biệt với bối cảnh thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh, tâm lý nhà đầu tư cá nhân vẫn còn nhiều e ngại như hiện tại.

VDSC dự báo kết quả kinh doanh (kqkd) các nhóm ngành trong quý 2-3/2022 sẽ tập trung nhiều từ trung lập cho đến tích cực. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đa phần cũng đã phản ánh những kỳ vọng tích cực từ thị trường. Riêng ngành Ngân hàng kỳ vọng sẽ tạo được sắc xanh cho thị trường từ triển vọng KQKD tích cực quý 2-3 trong khi giá đã chiết khấu khá nhiều tính từ đầu năm.

Trong tháng 7, VDSC kỳ vọng VN-Index biến động trong vùng 1,180-1,250 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, khi giá dầu tăng mạnh trở lại, đồng thời tăng trưởng kinh tế Mỹ xác nhận đi vào “suy thoái kỹ thuật”, VN-Index có thể diễn biến xấu. Do đó, chiến lược đầu tư mang tính phòng thủ cao vẫn được khuyến nghị cho tháng 7. Nhà đầu tư cần duy trì sức mua tốt để có thể nắm bắt cơ hội trong những phiên dao động mạnh của thị trường.

Tiêu dùng, Công nghệ thông tin có triển vọng tốt; Nguyên vật liệu, Công nghiệp là nơi trú ẩn an toàn

VDSC nhận định những ngành có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý 2/2022 như Hàng tiêu dùng (Thủy sản, F&B), Dịch vụ tiêu dùng (Bán lẻ), Công nghệ thông tin, Tiện ích (Điện, nước), Nguyên vật liệu (Hóa chất), Công nghiệp (Logistics) vẫn tiếp tục thu hút dòng tiền, và là “nơi trú ẩn” tương đối an toàn. Điều này tiếp tục khẳng định sự phân hóa sâu sắc của dòng tiền trên thị trường.

Mặc dù xu hướng tích cực về giá của những cổ phiếu thuộc các ngành trên có thể tiếp diễn đến khi những con số về lợi nhuận quý 2 được công bố, áp lực chốt lời ngắn hạn cũng đã tăng lên đáng kể. Do đó, nhà đầu tư đang nắm giữ những cổ phiếu trên nên thận trọng quan sát và cân nhắc thời điểm chốt lời phù hợp với những cổ phiếu đã có đà tăng giá mạnh nhưng không được hỗ trợ chắc chắn bởi triển vọng lợi nhuận các quý tiếp theo và có mặt bằng định giá cao hơn đáng kể so với trung bình quá khứ.

VDSC khuyến nghị chốt lời/hạ tỷ trọng với các cổ phiếu thuộc nhóm thủy sản – nhóm ghi nhận đà tăng giá mạnh mẽ trong thời gian qua khi dự kiến lợi nhuận ngành nhiều khả năng tạo đỉnh trong quý 2 do lo ngại nhu cầu tiêu thụ chậm lại trong thời gian tới. Ngoài ra, mức định giá tương đối cao sẽ là trở ngại để các cổ phiếu lớn như FPT và PNJ duy trì được đà tăng giá ngắn hạn.

Ở chiều ngược lại, VDSC kỳ vọng dòng tiền sau khi chốt lời có thể tìm đến các cổ phiếu đã có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn và có các yếu tố như: Có kết quả kinh doanh quý 2 kỳ vọng khả quan nhưng chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu; có định giá tương đối rẻ hơn đáng kể so với trung bình quá khứ. Có thể kể đến nhóm ngành ngân hàng và ngành công nghiệp.

Với ngành ngân hàng, VDSC dự đoán nhóm ngân hàng quốc doanh đạt kết quả kinh doanh tích cực hơn mức trung bình ngành, với tăng trưởng lợi nhuận đạt 40% trên nền so sánh thấp dù giảm 14% so với quý 1/2022. Động lực chính sẽ từ sự phục hồi so với cùng kỳ ở chất lượng tài sản và từ đó thúc đẩy cải thiện chi phí tín dụng. Các ngân hàng quốc doanh đã cơ bản trích lập đầy đủ cho nợ, do đó sẽ chịu ít áp lực gia tăng trích lập dự phòng. Dù vậy, ở phía tổng thu nhập hoạt động, nhóm này có khả năng tiếp tục chịu ảnh hưởng từ hoạt động miễn phí giao dịch, vốn chiếm tỷ trọng tương đối trong thu nhập phí thuần.

Các ngân hàng quốc doanh cũng ổn định lãi suất huy động niêm yết tốt hơn nhóm ngân hàng tư. Do đó, VDSC đánh giá mặt bằng chi phí huy động vốn sẽ chịu ít biến động hơn khi tăng trưởng huy động tiền gửi nhóm này khá thấp so với tăng trưởng tín dụng.

Về nhóm ngành công nghiệp, VDSC đánh giá sản lượng sản lượng hành khách đang phục hồi mạnh mẽ sẽ dẫn dắt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon