Tổng quan về những sự kiện quan trọng của thị trường
- Báo cáo về tỷ lệ lạm phát (CPI) của Úc trong quý 2/2022. Cung cấp cho Ngân hàng Dự trữ Úc lý do để tăng lãi suất mạnh mẽ trong thời gian tới.
- Cuộc họp tháng 7 của Fed có thể sẽ tạo ra một đợt tăng lãi suất 75 bps nữa. Tuy nhiên, điều này có thể là chưa đủ với đồng đô la Mỹ.
- Lạm phát đang trở nên phức tạp hơn tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Bởi vì, dựa trên báo cáo GDP của Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong quý 2/2022 cho thấy. Tốc độ tăng trưởng đang giảm rõ rệt, tương phản tỷ lệ lạm phát đang ngày một tăng cao hơn
27/07 thứ Tư/1:30 GMT/ Công bố tỷ lệ lạm phát AUD (CPI) (Quý 2)
Động thái của Ngân hàng Dự trữ Úc có phần “tụt hậu” so với các đối tác cùng phân khúc trên toàn cầu về việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, điều này cũng không thể kéo dài được lâu. Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg News. Lạm phát của Úc trong quý 2 năm 22 đã tăng tới + 1,8% so với quý trước. Và đã tăng tới+ 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 5,1% lên 6,2%. Đặc biệt trong bối cảnh, thị trường lao động trong nước mạnh mẽ liên tục vượt quá kỳ vọng của các nhà phân tích. Thì RBA có thể coi báo cáo tỷ lệ lạm phát (CPI) Úc quý 2/2022 là bằng chứng quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ tăng lãi suất. Điều này cũng chứng tỏ sự ủng hộ đối với người Úc với đồng đô la Mỹ .
27/07 thứ Tư/12:30 GMT/ báo cáo đơn đặt hàng lâu bền USD (tháng 6)
Chúng ta đã biết, xu hướng chính của nền kinh tế Mỹ đó là xoay quanh việc tiêu dùng. Có đến 70% GDP đến từ thói quen chi tiêu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Như vậy, báo cáo đơn đặt hàng lâu bền đóng vai trò như một yếu tố then chốt của nền kinh tế Mỹ.
Hàng hóa lâu bền là những mặt hàng có tuổi thọ từ ba năm trở lên – từ tủ lạnh, máy giặt đến ô tô và máy bay. Những mặt hàng này thường yêu cầu đầu tư vốn hoặc tài chính lớn hơn để đảm bảo. Điều này cũng có nghĩa là các nhà kinh doanh có thể sử dụng báo cáo này như một đại diện cho niềm tin và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ đang giảm chi tiêu do lạm phát đạt ngưỡng kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg News. Chỉ số này của tháng 6 dự kiến sẽ giảm -0,4 % so với tháng trước, sau khi tăng + 0,7 % trong tháng 5 .
27/07 thứ Tư/18:00, 18:30 GMT/ Họp báo quyết định tỷ giá dự trữ liên bang USD
Chúng ta cũng đã được biết. Sau khi Fed tăng lãi suất lên 75 bps trong tuần này. Thì sẽ chỉ có một đợt tăng lãi suất 25 bps đến cuối năm 2022. Kết hợp với biến động của kho bạc Mỹ 2s5s10. Cho thấy chính sách của FED trong ngắn hạn sẽ trở nên ít diều hâu hơn. Các thị trường tài chính liên quan đều kỳ vọng rằng. Đợt tăng lãi suất này của Fed cũng không trở thành chất xúc tác, đẩy giá USD tăng cao như những lần trước nữa.
Đường cong lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ cùng với tỷ lệ tăng lãi suất của Fed có chiều hướng giảm. Được kỳ vọng sẽ là rào cản kết thúc đà phi mã của Đô la Mỹ. Tỷ giá thực của Hoa Kỳ (kỳ vọng ít lạm phát hơn trên danh nghĩa) cũng đã giảm bớt trở lại và giờ đây. Các đồng tiền chính khác cũng đang cho thấy sức mạnh của tỷ giá thực nhờ những hành động tích cực của ngân hàng trung ương. Khoảng cách kỳ vọng chính sách tiền tệ. Khoảng cách cũng như tương quan của những đồng tiền chính này so với đồng đô la Mỹ sẽ có khả năng được thu hẹp trong thời gian tới.
28/07 thứ Năm/12:30 GMT/ Công bố tổng sản phẩm quốc nội GDP (Quý 2)
Nền kinh tế Mỹ rõ ràng đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Mọi thứ rõ ràng hơn khi chúng ta nhìn vào các ước tính GDP hàng đầu. Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg News. Báo cáo GDP đầu tiên của Hoa Kỳ trong quý 2 năm 22 dự kiến sẽ ở mức + 0,5% hàng năm. Từ -1,6% hàng năm trong quý 1 năm 22. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu đã thu thập được đến nay quý 2 năm 22. Thì dự báo tăng trưởng GDPNow của Fed Atlanta hiện ở mức -1,6% hàng năm. Giảm từ -1,5% vào ngày 15 tháng 7. Dấu hiệu hạ cấp này đến từ việc đầu tư thực tế vào quý hai đang giảm từ -8,8% xuống -10,1%.
Tất cả những điều này có tạo nên một cuộc suy thoái như nhiều chuyên gia đã nhận định không? Có thể là không cần thiết. Theo NBER, suy thoái là ” sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn thị trường. Kéo dài hơn một vài tháng, thường có thể nhìn thấy ở GDP thực, thu nhập thực, việc làm, sản xuất công nghiệp và doanh số bán buôn-bán lẻ .” Tuy nhiên, xét trên GDP thực của Hoa Kỳ. Thì còn nhiều điều kiện khác vẫn chưa được đáp ứng được tiêu chí “suy thoái kinh tế” này. .
29/07 thứ Sáu/09:00 GMT/Tổng sản phẩm quốc nội EUR (Quý 2) & tỷ lệ lạm phát (HICP) (Tháng 7)
Ngân hàng Trung ương châu Âu đang tăng lãi suất để ngăn chặn áp lực lạm phát đang bùng nổ tại khu vực này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lãi suất lại có phần chậm lại, do lo ngại áp lực đến từ thị trường năng lượng. Điều này sâu xa đến từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Cùng các lệnh trừng phạt hướng tới quốc gia này. Khiến nguồn năng lượng từ Nga luôn trong tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, sự phân mảnh của thị trường trái phiếu là một vấn đề đáng lo ngại, kết hợp với dư âm của cuộc khủng hoảng nợ Eurozone những năm 2010 ngày càng lớn hơn.
Không cần phải nói. EU đang là một trong những khu vực đang gặp khó khăn lớn nhất toàn cầu hiện nay. Theo dự kiến, tỷ lệ lạm phát cơ bản của Khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 7 dự kiến ở mức + 3,8% so với mức + 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi báo cáo GDP đầu tiên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong quý 2 năm 22 dự kiến ở mức + 0,2%, giảm mạnh so với quý trước từ + 0,6%. Chỉ đạt + 3,4% y / y so với mức + 5,4% y / y của năm ngoái. Đây có thể chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Rất có thể GDP Quý 3 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ còn ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều.