– Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vọt lên 754 điểm, tương đương 2,43%, và đóng cửa ở 31.827 điểm – gần với mức cao nhất trong ngày. Đà tăng mạnh lên đáng kể trong giờ giao dịch cuối cùng của buổi chiều.
S&P 500 và Nasdaq Composite đi lên mạnh hơn với mức tăng lần lượt là 2,76% và 3,11%. Theo CNBC, cả ba chỉ số chính hiện nay đều ở trên đường trung bình trượt 50 phiên (MA 50) lần đầu tiên kể từ tháng 4. S&P 500 đã hồi phục 7,4% kể từ đáy trong phiên 16/6.
– Nhiều nhà đầu tư đang cho rằng thị trường chứng khoán Mỹ đã chạm đáy sau khi lao dốc mạnh trong nửa đầu năm. Các báo cáo kết quả kinh doanh quý II mới được công bố cho thấy các doanh nghiệp đang vượt qua áp lực kinh tế tích cực hơn nhiều so với lo ngại của thị trường.
– Trích dẫn các nguồn tin thân cận với quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Reuters báo cáo rằng các nhà hoạch định chính sách của ECB có khả năng thảo luận về việc tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản hoặc 50 điểm cơ bản tại cuộc họp hôm thứ 5.
“Các nhà hoạch định chính sách của ECB đã thỏa thuận mua trái phiếu mới với điều kiện tuân theo các mục tiêu và quy tắc tài khóa thế hệ tiếp theo của EU,” nguồn tin nói thêm.
– Các nguồn tin cho biết, “những thoả thuận này bao gồm các mục tiêu do Ủy ban đặt ra để đảm bảo tiền từ Cơ sở phục hồi và khôi phục của Liên minh châu Âu cũng như Hiệp ước ổn định và tăng trưởng, khi được khôi phục vào năm tới sau khi đại dịch bùng phát.”
– Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nền kinh tế châu Âu có thể chịu thiệt hại nặng nề khi cấm vận khí đốt của Nga, theo Financial Times.
IMF nói rằng Đông Âu và Ý có thể sẽ gặp suy thoái nghiêm trọng trừ khi các quốc gia có thể tập hợp các nguồn lực. Trong trường hợp Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu, các nền kinh tế của Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia và Ý có thể giảm hơn 5%, IMF cho biết thêm.
– “Trung Quốc đang lắng nghe những lo ngại của Mỹ trong các lĩnh vực khác”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm thứ Hai, đồng thời nói thêm rằng mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc không “hoàn toàn tiêu cực”.