NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 24/05/2023
Fed: Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực tới tài chính của người dân Mỹ
Kết quả khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về lạm phát ảnh hưởng tới tài chính của người dân Mỹ. Theo kết quả khảo sát được công bố ngày 22/5 của Fed, tình trạng tài chính của người dân Mỹ sụt giảm mạnh vào mùa thu năm ngoái do lạm phát cao làm xói mòn thu nhập và tiền tiết kiệm.
Cuộc khảo sát được thực hiện tháng 10/2022, cho thấy giá cả tăng cao khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng kinh tế bấp bênh, mặc dù các hộ gia đình tiếp tục được hưởng lợi từ thị trường lao động phát triển mạnh mẽ.
Theo báo cáo, tỷ lệ số người có tình hình tài chính kém hơn so với một năm trước đó đã tăng lên mức 35%, mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2014. Tỷ lệ số người đang thấy ổn hoặc sống thoải mái đạt 73%, giảm từ mức 78% năm 2021 và 75% năm 2020.
Các quan chức của Fed cho biết lạm phát là gánh nặng tài chính phổ biến nhất được những người trong cuộc khảo sát đưa ra.
Đồng USD tăng mức cao nhất trong gần 6 tháng so với đồng yen
Đồng USD chạm mức cao nhất trong 6 tháng so với đồng yen vào ngày 23/5, khi kỳ vọng thị trường ngày một lớn rằng lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Ngoài ra, tình trạng bế tắc về trần nợ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng khiến tâm lý ưa thích các tài khoản rủi ro trở nên mong manh.
So với đồng yen Nhật Bản, đồng bạc xanh đã tăng lên mức cao nhất trong gần 6 tháng là 138,80 yen đổi 1 USD vào đầu phiên giao dịch ở châu Á. Diễn biến này phản ánh sự tương phản rõ rệt giữa một Fed vẫn theo quan điểm “diều hâu” và một Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cực kỳ ôn hòa.
Tương tự, đồng bạc xanh đã giữ đồng NDT quanh mức thấp nhất trong 5 tháng gần đây ở mức 7,0547 NDT đổi 1 USD.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) hôm 22/5 đã giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn, do đồng NDT suy yếu và chênh lệch lợi suất ngày càng lớn với Mỹ đã hạn chế đáng kể phạm vi nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế hậu COVID-19 của nước này.
Giá kim loại quý tăng nhẹ và giữ ổn định khi doanh số bán nhà mới của Mỹ tăng hơn dự kiến trong tháng 4.
Cụ thể, theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán nhà mới đã tăng 4,1% trong tháng trước và đạt tỷ lệ hàng năm được điều chỉnh theo mùa là 683.000 căn. Con số này đánh bại mức dự báo của các nhà kinh tế là 663.000 căn. Doanh số tháng 3 đã được điều chỉnh giảm xuống mức 656.000 từ 683.000 căn. Trên cơ sở hàng năm, doanh số bán nhà mới đã tăng 11,8% so với ước tính 611.000 căn vào tháng 4 năm ngoái.
Kim loại quý còn chịu áp lực mạnh khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhìn chung vẫn “diều hâu” đối với chính sách tiền tệ của Mỹ trong các phát biểu gần đây của mình. Vào đầu tuần, Neel Kashkari, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Minneapolis, cho biết rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn quyết tâm giảm lạm phát xuống khoảng 2% hàng năm. Tuy nhiên, ông cho biết không chắc liệu Fed có tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 6 hay không.
Trong tuần này, đà tăng của vàng bị hạn chế bởi những tiến triển rõ ràng trong các cuộc đàm phán về nợ của Mỹ. Các chuyên gia cho rằng, những thông tin tích cực từ các cuộc đàm phán có thể làm gia tăng áp lực bán đối với thị trường trú ẩn an toàn.
Mặc dù được dự báo sẽ tăng về dài hạn nhưng trước mắt vàng chịu áp lực từ USD mạnh lên. Hiện, đồng bạc xanh vẫn có xu hướng nhích lên theo các dữ liệu vĩ mô ổn định của Mỹ. Một số dự báo cho rằng, Fed vẫn có thể tăng lãi suất.
GBP/USD tăng lên mức đỉnh mới trong ngày do lạm phát của Anh trong tháng 4 mang đến bất ngờ tích cực.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Vương quốc Anh đánh dấu con số 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái cho tháng 4 so với mức 10,1% trước đó, mức dự kiến là 8,2%.
Đồng Bảng Anh được hưởng lợi từ sự thoái lui của đồng Đô la Mỹ trong bối cảnh các cuộc đàm phán về trần nợ bế tắc.
Thống đốc Bailey của BoE cần bảo vệ xu hướng diều hâu để có lợi cho người mua GBP/USD.
Phương Linh – Góc Tài Chính