Theo Reuters, giá quặng sắt chạm mức cao nhất 2 tuần vào hôm thứ Ba (26/7) nhờ kỳ vọng của thị trường việc tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy thép Trung Quốc cải thiện và Bắc Kinh tăng cường các gói hỗ trợ đối với thị trường bất động sản trong nước.
Tại Sàn Giao dịch Hàng hoá Đại Liên. Giá quặng sắt giao trong tháng 9 tăng 5,6% lên 748,55 nhân đân tệ/tấn (tương đương 110,8 USD/tấn). Mức cao nhất kể từ 11/7.
Trên Sàn Singapore, giá quặng sắt giao trong tháng 8 tăng 5,7% lên 111.4 USD/tấn.
Tâm lý của thị trường đã được cải thiện hơn đối với ngành thép sau khi một báo cáo cho thấy Trung Quốc sẽ tung ra gói cứu trợ lên tới 300 tỷ nhân dân tệ cho các công ty phát triển bất động sản bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ, tìm cách khôi phục niềm tin trong ngành.
Quy mô ban đầu của quỹ là 80 tỷ nhân dân tệ thông qua sự hỗ trợ từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC).
Bên cạnh đó, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) sẽ đóng góp 50 tỷ nhân dân tệ vào quỹ. Nhưng lượng tiền sẽ tới từ cơ chế tái cho vay của PBoC. Nếu mô hình này có hiệu quả, các ngân hàng khác sẽ làm theo với mục tiêu huy động tới 200-300 tỷ nhân dân tệ.
Theo báo cáo của nhà cung cấp thông tin kim loại Trung Quốc SMM. Các nhà máy thép đang chuẩn bị tái khởi động một số lò cao không hoạt động vào tuần tới để tăng sản lượng do tồn kho giảm và lợi nhuận được cải thiện.
Giá quặng sắt Đại Liên đã tăng khoảng 15% từ mức đáy 7 tháng xác nhận hôm 20/7, trong khi quặng sắt tại Singapore tăng 16% từ mức thấp nhất 8 tháng.
Nhưng vẫn chưa chắc chắn liệu lợi nhuận của quặng sắt có thể được duy trì hay không.
Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar của Commonwealth Bank of Australia cho biết. “Theo quan điểm của chúng tôi, tiếp cận tín dụng không giải quyết được vấn đề cơ bản của việc bán bất động sản yếu kém. Việc nới lỏng chính sách Zero COVID mới có ý nghĩa quan trọng nhằm lấy lại niềm tin của nhà đầu tư với lĩnh vực này”.
Lĩnh vực bất động sản được xem là trụ cột quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua, ngành này liên tiếp rơi vào khủng hoảng. Đây là yếu tố làm giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm ngoái. Tháng này, người mua nhà tẩy chay thanh toán tiền vay mua nhà với các dự án đình trệ trong tháng này và càng làm phiền lòng các nhà chức trách.