EU sẽ không mua dầu Nga dù có dưới giá trần

Chuyên gia: EU sẽ không mua dầu Nga, kể cả dưới giá trần

Chuyên gia: EU sẽ không mua dầu Nga, kể cả dưới giá trần

Theo một chuyên gia phân tích, nhiều người sai lầm khi cho rằng các nước EU vẫn có thể nhập khẩu đầu Nga, miễn là họ tuân thủ giá trần. Thực tế là lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 5/12 tới sẽ được ưu tiên hơn trần giá…

Từ ngày 5/12 tới, gói trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga sẽ có chính thức có hiệu lực. Nằm trong gói trừng phạt này, các nước EU sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga qua đường biển. Ngoài ra, các công ty có trụ sở tại EU sẽ không được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển cho các chuyến tàu chở dầu của Nga đi bất cứ nơi nào trên thế giới.

Cùng ngày này, cơ chế giá trần với dầu Nga với sự tham gia của nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) trong đó có Mỹ, cùng tất cả các nước EU và Australia sẽ được đưa vào thực thi. Cơ chế này nhằm đảm bảo dòng chảy dầu Nga trên thị trường toàn cầu, ngăn chặn cú sốc giá dầu, đồng thời vẫn hạn chế được nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Moscow và khiến Nga suy yếu trong cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích Amrita Sen, người đồng sáng lập kiêm giám đốc nghiên cứu của Energy Aspects, kể cả khi có giá trần, các nước EU vẫn sẽ không mua dầu Nga.

“Nhiều người sai lầm khi cho rằng các nước EU vẫn có thể nhập khẩu đầu Nga, miễn là họ tuân thủ giá trần. Thực tế là lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 5/12 tới sẽ được ưu tiên so với giá trần. Vì vậy, EU sẽ ngừng nhập khẩu đầu Nga bất kể có giá trần hay không”, bà Sen nói với Bloomberg TV.

Theo chuyên gia phân tích này, thị trường đang “rất bối rối” về tác động của giá trần với nguồn cung dầu toàn cầu và điều này thể hiện ở việc giá dầu giảm những ngày gần đây. Dù cho rằng lệnh cấm của EU sẽ được ưu tiên áp dụng so với giá trần, bà Sen khuyến nghị thị trường nên chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau ngày 5/12 và xem liệu EU có thực sự tuân thủ lệnh cấm của mình.

Trong khi đó, Nga cảnh báo sẽ không bán dầu thô cho bất kỳ quốc gia nào tham gia cơ chế giá trần. Giới phân tích cũng hoài nghi về việc các khách hàng mua dầu hàng dầu của Nga, gồm Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tham gia cơ chế này. Moscow cũng dọa sẽ trả đũa việc bị áp trần giá dầu bằng cách giảm nguồn cung ra thị trường và đẩy giá dầu tăng lên.

Hiện tại, EU là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng dầu cho hoạt động thương mại dầu mỏ. Do đó, gói trừng phạt mới nhằm vào Nga có thể ảnh hưởng đáng kể tới các chuyến dầu Nga bên ngoài khối này trừ phi chúng tuân thủ mức giá dưới hoặc bằng giá trần.

Các bên tham gia giá trần vẫn có thể vận chuyển dầu Nga cho các khách hàng ở châu Á sau ngày 5/12. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều quốc gia cam kết tham gia. Bên cạnh đó, các công ty nằm ngoài EU vẫn có thể cung cấp dịch vụ tài chính cho các chuyến tàu chở dầu Nga.

Chỉ còn vài ngày tới thời điểm cả gói trừng phạt lẫn giá trần có hiệu lực, các nước tham gia hiện vẫn bất đồng về mức giá trần. G7 đã đề xuất mức trần giá từ 65-70 USD/thùng, nhưng mức này bị cho là quá cao đối với một số nước trong EU và quá thấp đối với một số nước khác trong khối.

Thành Lê

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon