❇️️ Tin tức quan trọng
Đồng USD có nhiều biến động trong phiên vừa qua, dao động giữa tăng nhẹ và giảm nhẹ quanh mức cao nhất trong vòng gần 2 thập kỷ trước khi Mỹ công bố dữ liệu chính thức về lạm phát – yếu tố có thể giúp cho các nhà phân tích nhận định chính xác hơn về đường lối chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ.
Các nhà đầu tư bắt đầu có tâm lý chấp nhận rủi ro, khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ mức cao 3,203% của phiên 9/4 về dưới mức 3% trong phiên 10/4, trong khi chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ hồi phục một cách chật vật sau 3 phiên giảm điểm trước đó.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ – lúc kết thúc ngày 10/5 theo giờ Việt Nam đã tăng 0,087% lên 103,780; so với đồng euro, USD giảm 0,12% xuống 1,0542 USD.
Đồng yên Nhật cũng mạnh thêm 0,07% so với đồng bạc xanh, đạt 130,17 JPY/USD, trong khi bảng Anh giảm tiếp 0,14% xuống 1,2314 USD.
Đồng bạc xanh đã tăng gần 9% giá trị trong năm nay khi các nhà đầu tư hướng đến nơi trú ẩn an toàn này bởi lo ngại về khả năng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể làm giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái, và lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do cuộc chiến tranh ở Ukraine và dịch Covid-19 lây lan ở Trung Quốc.
Sau khi Fed tăng lãi suất tham chiếu qua đêm thêm 50 điểm cơ bản vào tuần trước, mức tăng lớn nhất trong 22 năm, các nhà đầu tư đã cố gắng đánh giá xem ngân hàng trung ương Mỹ sẽ quyết liệt như thế nào trong thời gian tới. Theo Công cụ FedWatch của CME, tất cả các nhà đầu tư đều kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm ít nhất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp của họ vào tháng 6.
Trong ngày thứ Ba (10/5), nhiều quan chức của Fed tiếp tục lặp lại quan điểm rằng Fed cần phải tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tiếp theo. Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland, Loretta Mester, nói rằng việc tăng lãi suất thêm nửa điểm là “hoàn toàn hợp lý” cho một vài cuộc họp tiếp theo của Fed.
Trên thị tường tiền điện tử, Bitcoin phiên vừa qua dao động trong khoảng 31.000 USD. Lúc kết thúc ngày 10/5, Bitcoin tăng nhẹ 0,29% lên 31.029,07 USD. Trong phiên này, có lúc Bitclin giảm xuống dưới mốc 30.000 đô la lần đầu tiên kể từ tháng 7. Ethereum cùng ngày tăng 2,88% lên 2.356,96 USD.
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ chỉ số giá tiêu dùng tháng 4, sẽ được công bố vào thứ Tư (11/5) để biết sớm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy lạm phát có thể bắt đầu hạ nhiệt. Thị trường ước tính lạm phát của Mỹ tháng 4/2022 tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 8,5% của tháng 3/2022.
❇️️Nhận định thị trường
Vàng:
Giá Vàng đã giảm mạnh xuống vùng 1835$/oz, chiến lược sell Vàng ngày hôm qua của chúng ta đã đạt TP. Xu hướng giảm vẫn tiếp tục được duy trì khi thị trường vẫn đang kỳ vọng FED tăng lãi suất nhanh hơn
Trên đồ thị chúng ta thấy xu hướng giảm đã rất rõ ràng, với lực bán sau khi đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1845$/oz thì hiện tại nhiều khả năng Vàng sẽ còn giảm về 1815$/oz
Chiến lược giao dịch hôm nay: Chúng ta có thể chờ đợi giá điều chỉnh lên vùng sell 1840-1842$/oz
Dầu
Dầu Mỹ đóng cửa dưới 100 USD/thùng
Giá dầu WTI đóng cửa dưới 100 USD/thùng, xuống mức thấp nhất trong hai tuần do triển vọng nhu cầu bị áp lực bởi việc phong tỏa tại Trung Quốc và nguy cơ suy thoái ngày càng tăng, trong khi USD mạnh khiến dầu đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.
Chốt phiên 10/5, dầu thô WTI giảm 3,33 USD hay 3,2% xuống xuống 99,76 USD/thùng, trong khi dầu Brent giảm 3,48 USD hay 3,28% xuống 102,46 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đã giảm phiên thứ 2 liên tiếp.
Trong đầu phiên giao dịch, các bình luận từ Bộ trưởng năng lượng Saudi Arabia và UAE đã thúc đẩy dầu Brent và WTI tăng hơn 1 USD/thùng.
Ủy ban Liên minh Châu Âu cần có sự nhất trí để cấm nhập khẩu dầu từ Nga, Bộ trưởng của Pháp cho biết các thành viên EU có thể đạt được một thỏa thuận trong tuần này nhưng Hungary đã kiên quyết phản đối lệnh cấm vận.
Ngoài lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga của G7 gần đây, Nhật Bản (quốc gia có 4% lượng dầu nhập khẩu từ Nga trong năm ngoái) đã đồng ý bỏ dần các giao dịch này. Thời gian và phương pháp vẫn chưa được quyết định.
Về phía nguồn cung, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã giảm dự báo sản lượng dầu của nước này trong năm 2022 và 2023. Hiện nay họ dự kiến sản lượng năm 2022 đạt trung bình 11,9 triệu thùng/ngày so với ước tính trước đây 12 triệu thùng/ngày.
Tại Mỹ, tồn kho dầu thô, sản phẩm chưng cất và xăng có thể giảm trong tuần này, theo một thăm dò sơ bộ của Reuters.
Dự trữ dầu thô và các sản phẩm dầu của nhà máy lọc dầu Châu Âu ở mức 1 tỷ thùng trong tháng 4, giảm 10,3% so với cùng tháng năm trước nhưng gần mức trong tháng 3.
➡️ Nhận định giá Dầu đang trong xu hướng giảm mạnh, hiện xu hướng đã phá vỡ vùng 100$/barrel.
Phân tích kỹ thuật giá đã xác nhận xu hướng giảm hướng về vùng hỗ trợ 95$/barrel
Chiến lược giao dịch hiện tại có thể chờ giá điều chỉnh lên vùng 100.38$/barrel
EURUSD
Cặp tiền EURUSD đang trên xu hướng giảm. Chiến lược giao dịch sell ngày hôm qua của chúng ta vẫn đang có lợi nhuận. Hiện tại xu hướng giảm đang được xác nhận rõ ràng hơn.
Dự báo giá có nhiều khả năng sẽ giảm về lại 1.047 trong ngày hôm nay. Chúng ta tiếp tục chiến lược sell
GBPUSD
Cặp tiền GBPUSD hiện tại đang trong biên độ tích luỹ đi ngang, giá có thể sẽ duy trì đi ngang khi xu hướng hiện vẫn chưa phá vỡ các vùng hỗ trợ và kháng cự.
Biên độ dự báo: 1.227 – 1.247
Chiến lược giao dịch chúng ta sẽ chờ đợi ở một thời điểm thích hợp hơn.
AUDUSD
Cặp tiền AUDUSD đang trong xu hướng giảm, tuy nhiên vùng giá 0.693 đang có tín hiệu đảo chiều tăng nhẹ phục hồi trở lại. Có thể hiện tại các tin tức tác động đều không còn nhiều do vậy áp lực chốt lời các lệnh bán sẽ tác động đến xu hướng cặp tiền này
Dự báo: AUDUSD có thể tiếp tục đà tăng nhẹ theo chiến lược hôm qua của chúng ta.
Biên độ: 0.693-0.703
USDJPY
Cặp tiền USDJPY hiện tại đang ở trong xu hướng đi ngang, giá đã tăng rất mạnh trong suốt nhiều ngày qua. Hiện tại xu hướng có thể sẽ tiếp tục duy trì đà tăng. Tuy nhiên điểm vào hợp lý sẽ cần thêm xác nhận
Biên độ dự báo: 129.4 – 131.2