NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 21/04/2023

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 21/04/2023

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 21/04/2023

Giá vàng thế giới lấy lại mốc 2.000 USD/oz

Theo Kitco, giá vàng đã trụ vững trên mức quan trọng 2.000 USD một lần nữa vào phiên giao dịch vừa qua, khi đồng đô la và lãi suất trái phiếu kho bạc giảm, sau khi dữ liệu kinh tế ảm đạm của Mỹ củng cố trường hợp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm dừng tăng lãi suất.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ đã tăng lên vào tuần trước, cho thấy thị trường lao động đang dần chậm lại, trong khi một dữ liệu khác cho thấy doanh số bán nhà hiện có ít hơn và hoạt động của nhà máy ở khu vực giữa Đại Tây Dương thấp hơn nhiều so với dự báo.

Dữ liệu này đã khiến chỉ số USD index giảm nhẹ so với hôm thứ 4, cùng thời điểm này lợi suất trái phiếu chỉnh phủ Mỹ cũng giảm. Điều này cho thấy thị trường đang thận trọng hơn trước khi FED công bố chính sách tiền tệ. Đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm điều chỉnh cũng là dấu hiệu hỗ trợ cho giá Vàng phục hồi tăng nhẹ trở lại.

Hiện trên CME thị trường tiếp tục kỳ vọng FED sẽ tăng 25 điểm cơ bản với tỷ lệ lên đến 84.5%. Theo Reuters thăm dò thì đây có thể là lần cuối cùng FED tăng lãi suất bởi tình hình lạm phát đã hạ nhiệt và cho thấy được sẽ có thể quay trở lại mức mục tiêu kỳ vọng 2% sớm hơn dự báo.

Nhà phân tích Warren Venketas của DailyFX viết trong một ghi chú: “Tuần này đã có một số phát biểu tích cực của Fed, điều đó có thể giúp đồng bạc xanh tăng giá, khiến vàng tiếp tục giảm giá”.

Chủ tịch Fed New York John Williams hôm 19-4 cho biết, lạm phát vẫn ở mức cao và Fed sẽ buộc phải hành động để kiềm chế lạm phát.

Các nhà giao dịch sẽ xem xét thêm các nhận xét của các nhà hoạch định chính sách của Fed trong tuần này, trước thềm cuộc họp ngày 2-3 tháng 5 của Ngân hàng trung ương.

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 21/04/2023
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG NGÀY 21/04/2023

Thị trường lao động Mỹ tiếp tục có dấu hiệu giảm tốc

Bộ Lao động Mỹ thông báo Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng lên 245.000 trong tuần kết thúc vào ngày 15 tháng 4, trong khi Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng 61.000 trong tuần kết thúc vào ngày 8 tháng 4 lên 1,865 triệu, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2021. Một báo cáo khác cho thấy hoạt động sản xuất ở khu vực Philadelphia bất ngờ bị thu hẹp vào tháng 4. Dữ liệu của Fed tại Philly đã giảm xuống -31,3 từ 23,2 vào tháng 3, so với mức kỳ vọng là tăng lên -19,2. Doanh số bán nhà có sẵn giảm xuống 4,44 triệu (tỷ lệ hàng năm) so với kỳ vọng là 4,5 triệu.

Báo cáo cuộc họp tháng 3 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho thấy nếu không có cuộc khủng hoảng ngân hàng, ngân hàng trung ương sẽ phát đi tín hiệu quyết tâm thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa. ECB có vẻ sẽ tăng lãi suất hơn nữa vào tháng 5, nhưng quy mô vẫn còn bỏ ngỏ.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ có cuộc họp chính sách tiền tệ đầu tiên dưới thời Thống đốc Ueda. Cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây và những bình luận từ thống đốc mới đã làm giảm bớt kỳ vọng về những thay đổi trong lập trường chính sách tiền tệ. Nhật Bản công bố dữ liệu lạm phát

Dữ liệu Chỉ số người quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất và dịch vụ của S&P Global sẽ được công bố vào thứ 6. Các chỉ số PMI của S&P Global sẽ được những người tham gia thị trường theo dõi chặt chẽ và có thể có tác động đáng kể đến tâm lý rủi ro. Đồng Đô la Mỹ có thể hưởng lợi từ những con số giảm không?

TIN TỨC GIÁ DẦU

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/4, giá dầu gần như đã xoá bỏ hoàn toàn mức tăng đột biến hồi đầu tháng 4, thời điểm mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) bất ngờ cắt giảm sản lượng. Đây là phiên giảm mạnh hơn 2% thứ hai liên tiếp. Lo ngại về kịch bản suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang là nguyên nhân chủ đạo khiến giá dầu lao dốc trong các phiên gần đây.

Cụ thể, dầu WTI giảm 2,36% xuống 77,37 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 3. Dầu Brent giảm 2,43% xuống mức 81,10 USD/thùng.

Loạt dữ liệu tiêu cực này đã thúc đẩy lực bán mạnh đối với dầu thô trên thị trường.

Về mặt cung cầu, Trung Quốc có thể cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm dầu tinh chế trong đợt thứ hai cho năm 2023. Việc giảm xuất khẩu các sản phẩm dầu từ nhà máy lọc dầu lớn thứ hai thế giới có thể đang phản ánh tình trạng thừa cung trên thị trường dầu khí, vốn đã khiến biên lợi nhuận lọc dầu của châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng.

Đợt hạn ngạch thứ hai đối với xuất khẩu xăng, dầu gas và nhiên liệu máy bay có thể nằm trong khoảng từ 8 triệu đến 12 triệu tấn theo cuộc khảo sát từ Reuters. Trong quý đầu tiên, xuất khẩu các loại nhiên liệu này đạt tổng cộng 12,88 triệu tấn, tương đương khoảng 68% hạn ngạch đợt đầu tiên.

Thị trường xăng dầu ở châu Á cũng đang suy yếu nhanh chóng trong mùa cao điểm của khu vực. Lợi nhuận từ việc sản xuất xăng từ dầu thô đã giảm hơn một nửa ở Singapore trong tháng qua xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12.

Về phía cung, lượng dầu bốc dỡ từ các cảng phía tây của Nga trong tháng 04 có thể sẽ tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2019, đạt trên 2,4 triệu thùng/ngày, bất chấp tuyên bố cắt giảm sản lượng, các nguồn tin giao dịch và vận chuyển cho biết.

Nhu cầu suy yếu, lo ngại suy thoái gia tăng, trong khi nguồn cung tạm thời vẫn đang đảm bảo đã thúc đẩy lực bán mạnh mẽ trên thị trường dầu.

Thành Lê

Góc tài chính

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon