NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 06/04/2023

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 06/04/2023

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 06/04/2023

CHỨNG KHOÁN MỸ

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 5/4 diễn biến phân hóa khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng điểm nhưng Nasdaq Composite và S&P 500 đi xuống. Nhà đầu tư tránh các cổ phiếu tăng trưởng khi có các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang yếu đi.

Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm 1,07% và kết phiên ở dưới 12.000 điểm. Đây là phiên giảm thứ 3 liên tục của Nasdaq. Chỉ số đại diện thị trường S&P 500 giảm 0,25% còn 4.090 điểm.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 80 điểm, tương đương 0,24%, và đóng cửa ở gần 33.483 điểm. Nhóm cổ phiếu y tế tăng vượt trội đã hỗ trợ đắc lực cho chỉ số blue chip này.

KINH TẾ MỸ

Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều sau khi công ty nghiên cứu ADP công bố báo cáo thị trường lao động tháng 3 cho thấy nền kinh tế tạo ra 145.000 việc làm, giảm sâu so với con số 261.000 trong tháng 2 và thấp hơn nhiều mức 210.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo.

Cùng ngày 5/4, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng Hai tăng 2,7% lên 70,5 tỷ USD do xuất khẩu hàng hóa giảm. Số liệu này cho thấy thương mại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong quý I/2023.

Trong tháng Hai, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 2,7% xuống 251,2 tỷ USD, giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu chậm lại và đà tăng của đồng USD khiến hàng hóa Mỹ mất sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu giảm 1,5% xuống 321,7 tỷ USD. Nhu cầu trong nước chậm lại khi chi phí đi vay cao hơn khiến các doanh nghiệp không mấy mặn mà với việc gia tăng lượng hàng tồn kho.

Trước đó, theo kết quả khảo sát được Viện Quản lý cung ứng (ISM) công bố ngày 3/4, hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm do số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm. Tuy nhiên, áp lực lạm phát lại giảm bớt khi hiệu suất giao hàng của nhà cung cấp đạt mức nhanh nhất kể từ tháng 3/2009.

Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ do ISM đo lường đã giảm xuống mức 46,3 vào tháng Ba, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, giảm từ mức 47,7 của tháng Hai. Đây cũng là tháng thứ năm liên tiếp PMI sản xuất duy trì dưới ngưỡng 50, cho thấy sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, các dữ liệu chính lại cho thấy ngành sản xuất, chiếm 11,3% nền kinh tế Mỹ, tiếp tục tăng trưởng vừa phải.

CHỈ SỐ USD

Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,30%, đạt mốc 101,88.

Đồng USD đã tăng vào phiên giao dịch vừa qua, phục hồi từ mức thấp nhất trong hai tháng, trước thềm báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cực kỳ quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai 7-4.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 3 sẽ được công bố vào ngày mai, khi các nhà kinh tế dự báo Mỹ sẽ có khoảng 240.000 việc làm mới.

Mặc dù vậy, xu hướng cơ bản đối với đồng bạc xanh vẫn nghiêng về phía giảm giá và số lượng việc làm của khu vực tư nhân Mỹ được công bố hôm qua đã khẳng định điều đó. Dữ liệu việc làm ủng hộ quan điểm rằng Fed có thể không cần tăng lãi suất thêm nữa.

Các thị trường kỳ hạn lãi suất của Mỹ hiện đang định giá 55% khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tiếp theo.

Ở một diễn biến ngược lại, đồng Euro giảm 0,5% xuống còn 1,0906 USD.

TIN TỨC GIÁ VÀNG

Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay gần như đứng yên với vàng giao ngay giảm 0,1 USD xuống còn 2.018,5 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.020,9 USD/ ounce, giảm 1,3 USD so với rạng sáng ngày trước đó.

Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch giữa tuần gần như ổn định do chịu một chút áp lực chốt lời sau khi kim loại quý này chạm mốc cao nhất trong vòng 12 tháng trong phiên giao dịch trước.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), thị trường vàng tiếp tục được thúc đẩy bởi nhu cầu các ngân hàng trung ương khi các quốc gia tiếp tục bổ sung kho dự trữ của họ trong tháng 2, đánh dấu khởi đầu năm mạnh nhất kể từ ít nhất là năm 2010.

TIN TỨC GIÁ DẦU

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch ngày 5-4, bất chấp dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến.

Sự dịch chuyển nhẹ theo hai hướng của dầu Brent và WTI là do thị trường cân nhắc triển vọng kinh tế xấu đi trước kỳ vọng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và kế hoạch cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất OPEC+.

Giá dầu Brent giao tháng 6 tăng 5 cent, tương đương 0,06%, lên mức 84,99 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ kết thúc phiên giảm 10 cent, tương đương 0,1%, xuống mức 80,61 USD/thùng.

Cũng theo EIA, tồn kho dầu của Mỹ đang đứng ở mức 470 triệu thùng, cao hơn khoảng 4% so với mức trung bình 5 năm vào thời điểm này trong năm.

Giá dầu cũng trở nên ít biến động hơn sau dữ liệu kinh tế mới nhất từ Trung Quốc và Mỹ cho thấy tốc độ phục hồi sau đại dịch của hai nước này đã hạ nhiệt nhất định, làm dấy lên những lo lắng hiện hữu về triển vọng nhu cầu dầu mỏ vào cuối năm nay.

Các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm tín hiệu về xu hướng kinh tế rộng lớn hơn từ dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tuần, vì dữ liệu kinh tế yếu từ hai nền kinh tế lớn trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại về nhu cầu.

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 06/04/2023
Nhận định EUR/USD 6/4
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 06/04/2023
Nhận định GBP/USD 6/4

Thành Lê

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục
0763380854
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon